LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 23

điều động nhân lực và vật lực để xây dựng phòng tuyến Chí Hòa thật kiên
cố.

Nguyễn Tri Phương đã thực hiện đúng chiến lược phòng thủ, cầm

chân không cho địch đánh rộng ra, vì theo ông: "Quân của Tây dương dưới
nước, trên bộ dựa vào nhau, ta khó chống với họ, việc thủy chiến làm
không được tiện. Vả lại quân của Tây dương súng nhỏ súng lớn đã giỏi,
chúng lại liều chết. Quân của ta nhút nhát, bỡ ngỡ, đánh trên bộ cũng không
địch nổi họ..., ta giữ còn không đủ nói gì đến đánh. Nên liệu số binh lực
hiện có, nhân các đồn lũy hiện tại, đặt phục binh để đánh, giữ cho kỹ để
đợi, làm kế giằng dai"

17

.

Rõ ràng, phòng thủ là giải pháp chiến lược xuyên suốt của quan

quân triều đình trong thời kỳ đầu chống giặc Pháp xâm lược. Đó là lý do
giải thích vì sao triều đình không chủ trương chủ động tiến công tiêu diệt
địch. Hơn 20 năm sau (năm 1883), trong bài Điều trần các việc nên làm,
Nguyễn Xuân Ôn thẳng thắn vạch ra các điểm yếu trong phòng thủ mà
Nguyễn Tri Phương đã áp dụng: "Cố đại thần Nguyễn Tri Phương, trung
nghĩa không ai bằng, có quen về việc quân, nhưng không có sở trường về
việc làm tướng. Ông đắp nhiều doanh lũy để làm bia đỡ đạn, công việc ấy
làm cho quân lính mệt nhọc, việc đánh, việc giữ đều kém thế. Giặc ở dưới
tàu, mình đắp lũy chỗ này, thì chúng quay tàu qua chỗ khác, lũy của mình
thành ra vô dụng. Ông lại đóng đồn phòng tiệt, thế lực bị phân tán, những
việc đó rất là thất sách"

18

. Hơn nữa, "một cuộc chiến tranh chỉ có phòng

ngự, chỉ chống trả lại, cuộc chiến tranh ấy sẽ thất bại và rốt cuộc không
phòng ngự nổi. Vì chỉ có nắm lấy chủ động, tấn công giặc mới phòng ngự
được"

19

.

2. Cuộc đấu tranh giữa tư tưởng chủ chiến và tư tưởng chủ hòa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.