trương hòa thân thì ngầm chê trách bọn chủ chiến là không hiểu sự cơ.
Người cầm dầm, người cầm sào, mỗi bên một ý kiến, lỡ có việc nguy cấp
xảy ra, còn có thể mong cùng một thuyền cùng chở được không. Xin nhà
vua bỏ hết lời bàn khác đi, mà độc đoán từ trong bụng, định quy mô, trước
để thống nhất lòng người"
25
. Nhưng Vua Tự Đức lại tỏ ra rất do dự và cuối
cùng đã đi đến nhận định: "Hai bên đánh nhau, bên nào cũng có trận được
trận thua. Nay đã chán chiến tranh, đến bàn hòa cũng là ý tốt"
26
. Do Vua Tự
Đức ngả hẳn về phe chủ hòa nên chủ trương hòa nghị đã trở thành quyết
sách chung của triều đình.
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, việc các triều thần bàn
luận, cân nhắc các phương thức đối phó với giặc là cần thiết. Điều đáng nói
ở đây là từ những ý kiến của mỗi cá nhân thì triều đình cần phải cân nhắc,
bàn luận thiệt hơn mọi lẽ để định ra được một đường lối đối phó với giặc
thống nhất nhưng triều đình đã không làm được. Kết cục là nội bộ thêm bất
hòa sâu sắc. Đáng trách hơn nữa là đa số triều thần lại có tư tưởng thủ và
hòa. Họ viện dẫn đủ những lý do để bao biện cho quan điểm thủ và hòa của
mình, như giặc có tàu to, súng lớn, ta không thể đủ sức đánh lại chúng. Vì
quá sợ hãi vũ khí của địch mà họ đã không thấy được "con người chứ
không phải là vũ khí quyết định thắng lợi của chiến tranh"
28
. Do đó, họ đã
không biết phát huy sức mạnh toàn dân để làm nền tảng cho cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Trái với những quan lại đầu triều có tư tưởng hòa nghị, sợ hãi vũ
khí của địch, Tiến sĩ Vũ Phạm Khải, trong Tờ tâu về việc đối phó với giặc
Tây (viết thay quan tỉnh Ninh Bình), đã can ngăn Vua Tự Đức không chấp
nhận hòa ước mà phải chiến đấu, phải biết tin và dựa vào sức mạnh của
dân: "Nếu như bọn Tây dương động binh thì bề tôi lớn nhỏ sẵn lòng trung
nghĩa, căm giặc giết thù. Mọi người đều đồng một lòng như thế. Huống chi,
ngay cả giáo dân sở tại từ khi được phóng thích, rất ghét lương dân, cái thế
không thể sống cùng. Song chính vì việc Tây dương gây việc binh đao này,
mà tất cả dân chúng, kể cả giáo dân, đều chung lòng căm phẫn, sẽ có thể
lấy lẽ chính tà mà biết đâu phải, đâu trái, lấy lẽ thuận nghịch mà phân biệt