LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 28

đâu mạnh đâu yếu. Vậy thì tuy bọn Tây dương có càn rỡ ngông cuồng đến
mấy cũng chỉ dừng chân ở được ngoài biển để dương oai mà thôi. Làm sao
họ có thể đến xây thành quách trên đất của ta..."

29

. Rõ ràng, Vũ Phạm Khải

đã nhận biết sức mạnh của nhân dân, từ đó chủ trương đoàn kết toàn dân
đánh giặc. Đây là một quan điểm đúng đắn được kế thừa từ truyền thống
đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Quan điểm này một lần nữa được minh
chứng bằng chính thực tiễn đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường của
nhân dân ta.

Nếu như nội bộ triều đình Huế còn do dự giữa hòa hay chiến, thì

nhân dân chỉ có một tinh thần chung duy nhất, đó là quyết chiến. Ở Bắc
Kỳ, tinh thần chiến đấu của nhân dân trào dâng mạnh mẽ. Năm 1859,
Hoàng giáp Tiến sĩ Phạm Văn Nghị, Đốc học Nam Định, đã gửi Trà sơn
kháng sớ
lên Vua Tự Đức để bày tỏ nguyện vọng quyết tâm kháng chiến
của sĩ dân Nam Định và xin phép được lập một đội nghĩa binh vào chiến
trường đánh giặc. Mặc dù Trà Sơn kháng sớ không được Tự Đức phê
chuẩn, nhưng với tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của một kẻ sĩ
trước vận mệnh dân tộc, Phạm Văn Nghị vẫn đứng lên giương cao cờ
nghĩa, chiêu binh vào Nam đánh giặc. Đoàn quân Nam tiến với khoảng 300
người đã hăm hở vượt mọi gian nan vào Quảng Nam đánh giặc mới tinh
thần:

"Tam bách tinh binh, như tướng kỳ

Thiên thanh đạo xứ hiểm thành di"

(Quân giỏi ba trăm, một ngọn cờ

Oai trời hiểm mấy cũng băng qua"

30

.

Nhưng khi đoàn nghĩa binh vào tới chiến trường thì quân Pháp đã

rút khỏi Đà Nẵng để tiến đánh thành Gia Định. Chiến trường đã lùi xa vào
Nam đến 800 km. Với lòng yêu nước và không ngại gian khó, Phạm Văn
Nghị cùng đoàn nghĩa binh tiếp tục xin triều đình cho vào Gia Định đánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.