LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 30

quân Trương Định ngày càng lên cao. Nhiều nghĩa sĩ, sĩ phu và quan binh
Nam Kỳ (Án sát Đỗ Quang, Tri phủ Nguyễn Thành Ý, Tri huyện Đỗ Trình
Thoại...) đã tìm đến và tham gia khởi nghĩa. Các đội nghĩa binh của Lưu
Tấn Thiện, Lê Huy, Trần Thiện Chính, Dương Bình Tâm và Đỗ Trình
Thoại đã phối hợp tác chiến và sau đó gia nhập nghĩa quân Trương Định.
Lực lượng nghĩa quân Trương Định đã lên tới hàng vạn người.

Trong khi quan quân triều đình mải lo chuyện đắp phòng tuyến cố

thủ thì các đội nghĩa quân đã tìm ra nhiều cách đánh địch có hiệu quả như:
phục kích, ngăn kè, cắt đường giao thông địch, quấy rối địch, và thu được
những kết quả đáng kể. Lối đánh du kích táo bạo đã làm cho quân Pháp rất
lúng túng. Một sĩ quan Pháp lúc đó thừa nhận: "Thực tế là đâu đâu cũng có
các ổ kháng chiến, nó chia nhỏ li ti ra, có thể hầu như nói được rằng mỗi
người An Nam là một ổ kháng chiến. Đúng hơn, phải kể mỗi người nông
dân đang bó lúa là một điểm du kích. Và chiến thuật này khiến quân lính
Pháp chẳng còn biết đâu mà mò: Thật không có màn kịch nào buồn tẻ hơn,
đơn điệu hơn, mệt mỏi hơn cái thảm cảnh quân lính Pháp ở trên đất cũng
như trên mặt biển. Một tên địch mình trông thấy hoài, nhưng một tên khác
lại ngụy trang giấu mặt. Cứ thấy kẻ thù luôn luôn thoát khỏi tầm tay, khiến
có cảm tưởng chúng ta như bắn vào không khí"

32

.

Trong khi phong trào đánh thực dân Pháp của nhân dân ta đang lên

cao thì triều Nguyễn lại ký Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, chấp nhận cắt
ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Sự kiện này tạo ra sự thay đổi mới
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta.
Nếu như trước năm 1862, triều Nguyễn trực tiếp giữ vai trò lãnh đạo nhân
dân chống thực dân Pháp, thì sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn đã
từng bước rời bỏ vai trò lãnh đạo của mình. Từ đây, các tầng lớp nhân dân
ta vừa đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp, vừa chống lại thái độ đầu
hàng của triều Nguyễn. Việc ký Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp đã
làm cho cuộc đấu tranh giữa những người có tư tưởng chủ chiến và chủ hòa
thêm kịch liệt. Nó không chỉ giới hạn trong nội bộ triều Nguyễn mà trở
thành cuộc đấu tranh của toàn dân dưới nhiều hình thức khác nhau. Trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.