LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 31

năm 1862, những người chủ hòa cho rằng địch mạnh, ta yếu, ta không thể
đánh được nên hòa hoãn để dân tạm thời được nghỉ ngơi và dưỡng sức.
Nhưng hòa chỉ là giải pháp tạm thời, là quyền nghi mà thôi. Sau khi Hiệp
ước Nhâm Tuất được ký kết, trong tư tưởng của phái chủ hòa lại xuất hiện
hai quan điểm đối lập nhau.

Một là, hòa để tiến: Những người có quan điểm hòa để tiến chủ yếu

là những người có tư tưởng cải cách như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường
Tộ. Họ coi hòa là một giải pháp chiến lược nhằm tranh thủ thời gian hòa
hoãn để duy tân đất nước và chuẩn bị mọi mặt thật tốt cho cuộc kháng
chiến lâu dài. Nguyễn Trường Tộ khẳng định: "Không hòa mà chiến, khác
nào cứu lửa đổ thêm dầu, không những không cứu được mà còn cháy
nhanh hơn. Tôi thường nghiên cứu sự thế trong thiên hạ mà biết rằng hòa
với Pháp là thượng sách"

34

. Ông cho rằng: "Vì ta chưa đủ sức chống chọi

được với họ, cho nên phải uốn nắnmà theo họ"

35

. Quan điểm của ông dựa

trên cơ sở Pháp có sức mạnh vượt trội về vũ khí: "Ở châu Âu việc võ bị chỉ
có nước Pháp là đứng hạng nhất (...) hùng mạnh nhất không thua ai cả
(...)trong khi đó quân lính của ta lại chuyên dùng gươm dao, gậy gộc lại
chưa quen đánh trận với nước khác"

36

. Nguyễn Trường Tộ chủ trương hòa

để đất nước hòa bình, một điều kiện tiên quyết để canh tân đất nước. Ông
đề nghị triều đình cần mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, liên kết
với phong trào chống Pháp ở các nước láng giềng và nhất là phải khơi dậy
tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.

Nguyễn Trường Tộ còn chủ trương hòa để chờ đợi thời cơ. Năm

1870, cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra, nhận thấy đây là thời cơ thuận lợi
đánh đuổi giặc Pháp để giành lại những vùng đất bị mất, ông đã nhanh
chóng xây dựng một bản Kế hoạch thu hồi sáu tỉnh rất chi tiết. Ông khẳng
định: "Nếu nay không đuổi họ hoặc trấn áp họ (thông thương với họ để đòi
lại đất, rồi sau dùng kế mà phân tán như các lời tôi đã bẩm trước) để cô lập
họ, đến khi nước họ đã phục hưng, rồi nhân cơ sở sẵn có cứ thêm chi tiết
vào dần dần, thì ta khó mà yên được"

39

. Theo kế hoạch, ông tự nhận nhiệm

vụ: "Gần trước ngày cử sự, tôi tìm một nhà người có đạo (phải người có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.