LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 300

nền tảng chính sách cơ bản của nước Việt Nam mới sau khi giành được độc
lập. Về các bước tiến hành để thiết lập hệ thống chính quyền các cấp, Chỉ
thị của Tổng bộ Việt Minh ngày 15-11-1942 nêu rõ: “Làm cách mạng đánh
Pháp, đánh Nhật là để giành lại chính quyền. Vậy vấn đề chính quyền là
vấn đề cốt yếu của cách mạng. Vấn đề chính quyền của cách mạng ở xứ ta
có ba bước: a) Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương phải thành
lập ngay chính phủ nhân dân ở địa phương ấy... b) Lúc vũ trang khởi nghĩa
lấy được một địa phương khá to, phải thành lập chính phủ nhân dân lâm
thời toàn quốc.
c) Lúc vũ trang khởi nghĩa, lấy được toàn quốc thì thành lập
chính phủ nhân dân chính thức toàn quốc do toàn dân bầu ra”

90

. Nhưng vấn

đề đặt ra là sau khi khởi nghĩa thành công, các địa phương sẽ xây dựng
hình thức chính quyền tiền khởi nghĩa ra sao để cách mạng không ngừng
phát triển. Giải đáp vấn đề này, Chỉ thị về công tác tổ chức của Trung ương
Đảng (1-12-1941) mới chỉ đề xuất: “Các đồng chí phải đặc biệt nghiên cứu
những hình thức tranh đấu võ trang, những hình thức tổ chức của một cuộc
võ trang khởi nghĩa, đặc biệt nhất là nghiên cứu những “hình thức quá độ” -
như Lênin đã nói - làm trung gian để bước lên thành lập tổ chức chính
quyền của nhân dân cách mệnh. Những hình thức quá độ ấy có thể là những
ủy ban công nhân cách mệnh ở các nhà máy, đồn điền, mỏ, ủy ban nhân
dân cách mệnh ở thôn quê”

91

. Trong Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành

động của chúng ta (12-3-1945) có nêu thêm hình thức tổ chức “Ủy ban dân
tộc giải phóng”, nhưng mới chỉ là nét tổng quát, chưa cụ thể. Phải đến Chỉ
thị Việc tổ chức các Ủy ban dân tộc giải phóng (16-4-1945) của Tổng bộ
Việt Minh thì vấn đề hình thức chính quyền tiền khởi nghĩa mới được xác
định rõ ràng. Chỉ thị nêu rõ: “Ủy ban dân tộc giải phóng là hình thức Mặt
trận dân tộc thống nhất ở các xí nghiệp, các làng..., là hình thức tiền chính
phủ, trong đó nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng”

92

.

Ủy ban dân tộc giải phóng được tổ chức ở tất cả các cấp, từ huyện, châu,
phủ, quan, tỉnh, thành phố, đặc khu, xứ và trên là Ủy ban dân tộc giải
phóng Việt Nam cho toàn quốc. Chỉ thị cũng chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cho
từng cấp ủy ban, cách tổ chức, cách bầu cử. Việt Minh nắm quyền lãnh đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.