các cấp bằng “Việt Minh đoàn”, tức là các đại biểu Việt Minh trong ủy ban
sẽ họp thành tập thể lãnh đạo. Đến lúc tổng khởi nghĩa thì Ủy ban dân tộc
giải phóng hết nhiệm vụ, tự giải tán để cho nhân dân cử ra ủy ban công
nhân cách mạng ở các xí nghiệp hay ủy ban nhân dân cách mạng ở các làng
xã.
Như các bước thành lập hệ thống chính quyền các cấp và hình
thức tổ chức chính quyền đã xác định trong lý luận, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng phát triển
rầm rộ. Từ trong phong trào, nhân dân nhiều địa phương đã làm chủ,
trở thành “xã hoàn toàn”, “tổng hoàn toàn”. Ở các địa phương đó,
công việc hằng ngày do Ủy ban Việt Minh trực tiếp điều hành. Sau
ngày 9-3-1945, lực lượng vũ trang các tỉnh vùng thượng du Bắc Bộ
phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đã giải phóng cả một
vùng đất rộng lớn với dân số hàng triệu người. Khu giải phóng ra đời,
nhân dân bầu ra chính quyền dưới hình thức Ủy ban nhân dân cách
mạng thực hiện việc quản lý, điều hành; xây dựng Khu giải phóng
theo mười chính sách lớn của Việt Minh. Khu giải phóng thực sự là
hình ảnh của nước Việt Nam mới.
Giành chính quyền cục bộ trong khởi nghĩa từng phần là một
nét sáng tạo của cách mạng Việt Nam. Đó là bước tập dượt để nhân
dân bước vào trận đấu tranh giành chính quyền trong cả nước.
Đến tháng 8-1945, thời cơ cho ta giành quyền độc lập đã tới,
Đảng chủ trương chuyển khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ
phận sang tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Với
bản Quân lệnh số 1 (lệnh tổng khởi nghĩa) phát đi lúc 11 giờ đêm ngày
13-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu từ thời điểm đó. Tán thành
chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, Đại hội Quốc dân Tân Trào đã
cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam gồm 15 người, do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch. Nhiệm vụ của Ủy ban là lãnh đạo nhân dân cả
nước tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền và khi cần có thể