mạnh yếu ra sao"
50
, đồng thời phải "xem xét, liệu lượng thời cơ, thấy có thể
tiến, hoặc chặn đường sông, hoặc lập kế hỏa công, hoặc chặn giữ đường bộ,
chiến đấu dũng cảm tránh các điểm mạnh của chúng, đánh vào các điểm
yếu của chúng"
51
. Biết lòng trung nghĩa của nhân dân Nam Kỳ nên Vua Tự
Đức đã lệnh cho các xã, thôn tự chế tạo vũ khí để đánh giặc: "Gần đây lại
dụ cho các tỉnh Long Tường, Định Biên chiêu mộ dân dũng để chuẩn bị sai
phái thì trăm họ đều là lính. Nay truyền cho các viên tổng đốc, tuần phủ, bố
chính, án sát của lục tỉnh Nam Kỳ, sức cho các thôn xã thuộc hạt, phàm các
loại như súng, kiếm, dao, gậy theo lệ trước không được chế tạo riêng, nay
đều được chế tạo để tự bảo vệ làng xóm"
52
.
Như vậy, Tự Đức một mặt ra lệnh cho nhân dân hạ khí giới để tránh
thực dân Pháp kiếm cớ gây sự, nhưng mặt khác lại tổ chức và kêu gọi nhân
dân kháng chiến. Chính thái độ hai mặt của Tự Đức đã ảnh hưởng tiêu cực
đến tinh thần kháng chiến của nhân dân vì triều đình không có một đường
lối kháng chiến thống nhất. Hơn thế, Hiệp ước Nhâm Tuất và lệnh bãi binh
của triều đình đã làm cho nhân dân không còn đủ niềm tin đứng dưới ngọn
cờ chiến đấu của triều đình nữa.
Trái ngược với xu hướng thỏa hiệp và đầu hàng của triều đình, một
bộ phận triều thần, quan binh và đa số văn thân sĩ phu lại tỏ rõ quyết tâm
kháng chiến tới cùng. Ngay sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình ban bố
Thông dụ cho Nam Kỳ nghỉ quân ra lệnh cho các lực lượng kháng chiến ở
ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ hạ vũ khí để chờ thương lượng chuộc đất.
Nhưng trái với lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống thực dân
Pháp ở Nam Kỳ lại phát triển mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Nhiều trung tâm
kháng chiến mới ra đời với số lượng người tham gia đông đảo, phạm vi
hoạt động được mở rộng, uy tín và ảnh hưởng ngày càng lớn. Tư tưởng
trung quân ái quốc bị sụt giảm đáng kể thông qua việc bất tuân lệnh triều
đình, và được thể hiện rõ nhất trong cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp
của Trương Định.