(Bà Điểm - Hóc Môn). Lê Công Thành và Lâm Lễ phát động nhân dân
khởi nghĩa ở Vĩnh Long và Long Xuyên; Đỗ Thừa Tự và Đỗ Thừa Long
lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Rạch Giá, Cà Mau và Cần Thơ. Năm 1873,
cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân lãnh
đạo đã bùng nổ mạnh mẽ ở Nam Kỳ. Rõ ràng, trong khi triều đình đã nhụt
chí thì các sĩ phu Nam Kỳ vẫn kiên quyết bám đất, bám làng chiến đấu tới
cùng. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều hơn, có đông người tham gia hơn và
quyết liệt hơn. Họ không chỉ chống thực dân Pháp xâm lược mà còn chống
cả phe phái chủ hòa trong triều đình Huế.
Tinh thần chống tư tưởng đầu hàng của triều đình đã lan rộng ra
khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tháng 11-1864, các thí sinh của trường thi Hà
Nội, Nam Định và Thừa Thiên đã phản đối dữ dội việc ký hòa ước bằng
cách đe dọa bãi thi, yêu cầu Vua Tự Đức giết hết giáo dân và những người
phương Tây. Giáo sĩ Bernard (người Pháp) lúc đó thuật lại: "Các nhân sĩ
gởi cho Hoàng đế một thỉnh nguyện thư mô tả sự bất hạnh của đất nước và
họ quy lỗi cho giáo dân và ngoại quốc, cho rằng đã đến lúc phải diệt trừ tận
gốc sự đau khổ bằng cách giết hết bọn ấy, dù chỉ đặt một ít niềm tin vào
người Tây Âu cũng là điên rồ. Sau cùng họ tố cáo ba viên sứ thần sang
Pháp và các viên quan đã ký hòa ước với ông Auberet là đã bán mình cho
người Pháp. Họ tuyên bố rằng nếu các sự việc không thay đổi, họ từ chối
tham gia bất cứ kỳ thi nào. Họ còn làm hơn nữa: họ túa ngay ra khắp tỉnh
để kêu gọi dân chúng chống giáo dân và nếu cần, chống cả nhà vua"
55
. Để
khủng bố tinh thần sĩ tử, triều đình đã bắt và phạt đòn hai sĩ tử ở trường thi
Nam Định là Đỗ Văn Định và Nguyễn Huy Đạt vì can tội viết những lời
phản đối lên cổng và cửa trường thi. Cuối năm 1864, ngay tại kinh thành
Huế đã xảy ra một vụ mưu biến nhằm lật đổ Vua Tự Đức do Hoàng tử
Hồng Tập và Phò mã Trương Văn Chất cầm đầu: "Cuộc mưu biến này đã
được hầu hết các sĩ tử (bốn nghìn người) đang tập hợp ở kinh thành để dự
kỳ thi, một nửa số hoàng thân, tôn thất và một nửa số quan lại triều đình
hưởng ứng"
56
. Theo chính sử triều Nguyễn thì mục tiêu của cuộc mưu biến