LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 41

yếu của địch là chúng từ xa đến nên "lẻ loi không viện trợ, sẽ ở vào cảnh
cách trở, giam chân, còn quân lính ta ứng phó với giặc vô cùng, rõ cái thế
chủ nhân khách mệt"

65

. Nguyễn Xuân Ôn khẳng định: "Chúng ở lâu không

quen thủy thổ, không rõ nhân tình, mệt quân tốn của, quân sĩ chúng thuê
mượn, vị tất đã có thể ở lâu và tiếp viện thêm được"

66

. Ông phê phán triều

đình đã không nhận rõ những yếu điểm của địch mà vội vã ký hòa ước với
chúng: "Giả sử lúc bấy giờ, ta không sai sứ bàn hòa, cương quyết chủ
trương kháng chiến, thì dù chưa thắng được địch mà hai bên giằng co, dân
trong Nam còn làm việc cho ta. Giặc vào sâu trong đất ta, đứng chân không
vững, muốn bình định không có thể, muốn đánh không được, quân nhọc
của hết"

67

.

Chiến thuật làm giảm nỗi lo sợ vũ khí của quân địch của các văn

thân chủ chiến đã giúp những người dân bình dị nhất cũng vững tin rằng,
với vũ khí thô sơ vẫn đánh thắng giặc Pháp vì chúng ở xa đến, nêncàng
đánh chúng càng yếu:

"Như ta cùng Tây nay

Ngàn trùng non nước cách xa,

Trăm việc ở ăn khác thói,

Tuy cậy có tàu đồng, ống khói

Tuy là nhiều súng thép, đạn chì

Vì mấy năm qua đánh biên thùy

Dư trăm trận hao ngôi tướng soái"

68

.

Trong bài đối sách khoa thi Đình năm Đinh Sửu (1877), Phan Đình

Phùng đã chỉ ra những nhược điểm của quân Pháp nằm ngay trong thế
mạnh của chúng: "Vũ khí của phương Tây vị tất đã toàn thắng cả. Như cái
súng lợi hại kia bắn đã xa, thế mà tường cát, bông ướt có thể chống lại, cái
tàu lợi hại kia không gió tự đi nháy mắt nghìn dặm, thế mà cái bè mục lớn
có thể ngăn lại. Huống chi khéo về thuyền súng, không biết khéo đánh đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.