chẳng phải là sở đoản ư?"
69
. Theo ông, giặc tuy có nhiều điểm yếu nhưng
lại biết lợi dụng chỗ yếu của ta để chiếm đất, chiếm thành, chứ không phải
do ta không địch nổi.
Những người chủ chiến đã biết khơi gợi truyền thống và đề cao
những chiến tích chống giặc ngoại xâm lẫy lừng trong lịch sử làm động lực,
nền tảng tinh thần cho tư tưởng quyết chiến và quyết thắng giặc Pháp.
Nguyễn Xuân Ôn đã chỉ rõ: "Từ nhà Trần, nhà Lê về trước, bờ cõi chỉ có
đèo Ngang trở ra, thế mà 20 vạn quân Ô Mã Nhi bị thua ở tay Trần Hưng
Đạo, cuối nhà Hồ, quân Minh đóng khắp nước, không dưới 30 vạn, cũng bị
Lê Thái Tổ vây hãm, không dám ra khỏi thành" để khẳng định "quân không
phân mạnh hay yếu; cốt ở người điều khiển mà thôi. Xin Hoàng thượng
phấn khởi lòng quyết đoán, làm việc trừ giặc yên dân. Mưu mô của triều
đình đã ổn định thì lòng người tự nhiên hăng hái"
70
.
Nguyễn Xuân Ôn đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người
lãnh đạo kháng chiến, cụ thể ở đây là Vua Tự Đức. Theo ông, triều đình
trước hết phải trên dưới như một, chung sức chung lòng, và quyết tâm đánh
giặc thì việc khó mấy cũng có thể làm được. Tư tưởng kháng chiến của
Nguyễn Xuân Ôn tuy không tạo ra được bước đột phá mới nhưng đã góp
phần nhấn mạnh vai trò và khích lệ tinh thần kháng chiến của triều đình.
Nguyễn Xuân Ôn cũng như nhiều văn thân, sĩ phu khác vẫn còn mang nặng
tư tưởng trung quân. Họ rất muốn nhà vua giương cao ngọn cờ Cần Vương
cứu nước để tập hợp lực lượng đánh thực dân Pháp. Nhưng những trông
mong của họ vào nhà vua và triều thần ngày càng trở thành vô vọng vì triều
đình đã từng bước tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình.
Các văn thân Nghệ An tỏ ra hết sức xót xa và bất bình khi triều đình
cắt đất cho thực dân Pháp: "Nước ta từ khi mở nước đến nay, nhân tài
không phải không thịnh, đất đai không phải không rộng, binh giáp không
phải không tinh. Vì sao, một sớm mai lại đem ba tỉnh lớn Nam Kỳ bỏ
nhường cho giặc Pháp dân Nam Kỳ vốn có tiếng là trung nghĩa, trăm họ
đều là binh"
71
. Nhiều văn thân sĩ phu hiểu rõ mất nước là nỗi đau của toàn