LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 44

triển mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa, Vua Tự Đức phải điều động một số
lượng lớn binh lực về Nghệ An để dập tắt ngay cuộc khởi nghĩa này: "Về
việc dân lương, dân đạo, triều đình nhiều lần dụ bảo thiết tha, thế mà thân
sĩ tỉnh Nghệ An riêng giữ bàn ngang không hiểu việc biến đổi ở đời, như
bọn Tấn, Mai lấy tiếng là giết người theo đạo mà mê hoặc người làm loạn,
phải nên đánh ngay, chớ để lan thêm ra. Vậy cho Tổng thống Hồ Oai, Tham
tán Chu Đình Kế đem lính Kinh hiện đóng ở Thanh Hóa 600 người, quân
tỉnh Nghệ An 500 người đi về tỉnh Nghệ để trấn áp, tìm cách đánh bắt"

75

.

Trước sự đàn áp của quan quân triều đình, lực lượng nghĩa quân dần dần bị
tan rã. Cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất bị đàn áp đẫm máu và thất bại, nhưng
tinh thần đánh thực dân Pháp và chống tư tưởng đầu hàng của triều đình
vẫn trào dâng mạnh mẽ, tạo khí thế thúc đẩy nhiều cuộc nổi dậy khác lại
bùng lên.

Mặc dù các văn thân, sĩ phu yêu nước đã có vai trò to lớn trong việc

phát động, tổ chức và lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp xâm lược
của nhân dân ta, nhưng bên cạnh mục tiêu đánh thực dân Pháp, chống triều
đình đầu hàng, họ lại tiến hành sách lược tả đạo là sát đạo. Họ cho rằng các
giáo dân là tay sai của giặc Pháp nên cần phải loại trừ. Các cuộc xung đột
giữa lương dân và giáo dân xảy ra thường xuyên, nhất là ở những vùng có
đông sĩ phu như Hà Tĩnh, Nghệ An và Nam Định. Điều này đã làm rạn nứt
khối đại đoàn kết dân tộc, làm tổn thương đến giáo dân và đẩy không ít
giáo dân từ chỗ không muốn đã trở thành tay sai cho giặc. Đó cũng là một
trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến kết cục thất bại của các cuộc
khởi nghĩa chống thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Năm 1882, thực dân Pháp đưa quân tấn công ra Bắc Kỳ lần thứ hai.

Việc thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng làm cho Vua Tự Đức và triều thần
hết sức lo lắng. Vua Tự Đức đã cử Trần Đình Túc và Nguyễn Hữu Độ ra
Hà Nội thương lượng. Khi ra tới Hà Nội, hai phái viên của triều đình đã
được tận mắt chứng kiến khí thế đánh giặc sục sôi của nhân dân Bắc Kỳ. Vì
vậy, họ đã cử người về xin Vua Tự Đức dốc lực lượng toàn quốc ra đánh
đuổi giặc. Nhưng Tự Đức kiên quyết không cho đánh và bắt họ phải thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.