LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 45

lượng với phái viên của thực dân Pháp ở Hà Nội với bất cứ giá nào. Đồng
thời, Tự Đức còn yêu cầu đuổi ngay đạo quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
lên mạn ngược và giải tán các đội nghĩa dũng ở các tỉnh.

Trước sự nhượng bộ thái quá của triều đình, nhiều quan binh ở Bắc

Kỳ đã không tuân lệnh, đòi được đánh thực dân Pháp. Sĩ phu Bắc Kỳ đã tổ
chức và lãnh đạo các đội dân binh chống thực dân Pháp ở mọi nơi. Tại các
địa bàn quan trọng như: Hà Nội, Nam Định, Quảng Yên, Ninh Bình, Hải
Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, quân Pháp không kiểm soát nổi tình thế và
thường xuyên bị quân ta đột kích. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai một
lần nữa làm nức lòng nhân dân cả nước

76

. Khí thế tiến công địch trào dâng

mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng tiếc thay, triều đình vẫn án binh bất động
để hòa nhượng với thực dân Pháp, thậm chí còn cách chức những quan văn,
quan võ dám chống lệnh bãi binh. Cay đắng hơn nữa là triều Nguyễn đã ký
với thực dân Pháp Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre
(1884)

77

. Với hai hiệp ước này, triều Nguyễn đã chính thức thừa nhận chủ

quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Mặc dù triều Nguyễn đã chính thức đầu hàng, nhưng ngọn lửa

kháng chiến của nhân dân vẫn bùng cháy dữ dội. Viên đại úy người Pháp là
Gosselin đã thừa nhận: "Người Pháp đến đây không phải đến một nhà vô
chủ. Với khí giới rất thô sơ, dân tộc Việt Nam chống cự bền bỉ với đại bác
của ta một cách oanh liệt và đầy tinh thần hy sinh”. Sự đầu hàng của triều
Nguyễn đã tạo ra một bước ngoặt mới về tư tưởng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân ta những năm cuối thế kỷ XIX.

III. TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX

1. Các quan điểm quân sự của văn thân, sĩ phu yêu nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.