LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 47

động tấn công tiêu diệt địch trước khi chúng kịp hành động. Adolphe
Delvaux, một giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Pari, đã thuật lại sự kiện này
như sau: "Đối với Thuyết, việc đến Huế đột ngột của Tướng Courcy cùng
với hàng ngàn khẩu súng tốt bắn dật lùi khiến ông kinh hoàng. Ông biết
khó lòng thắng được lực lượng vượt trội về người Pháp và nhất là ông
không thể nào tập hợp kịp hàng ngũ binh lính. Nhưng vì không tìm ra được
một lối thoát nào, ông đành bám vào kế hoạch đã nghiền ngẫm lâu nay (kể
từ tháng 8-1883) là quy thuận tạm thời theo ảnh hưởng của người Pháp.
Mặt khác, kế hoạch của Tướng Courcy bị bại lộ từ trước do viên trung tá lỡ
lời và được trình lại cho Thuyết, việc này khiến ông đánh liều bài cuối
cùng. Quả tình, nắm được điều bại lộ, Thuyết miệt mài, chuẩn bị vào giờ
phút cuối"

79

.

Vào đêm ngày mùng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết

đã chỉ huy lực lượng kháng chiến của triều đình tấn công vào các căn cứ
quân sự của thực dân Pháp ở Huế như toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Cuộc
tấn công này thật sự bất ngờ đối với thực dân Pháp. Tướng De Courcy sau
này đã thuật lại như sau: "Kinh đô nước Nam đã ở trong tay nước Pháp.
800 bộ binh và khinh binh được điều động đến Huế để làm nhiệm vụ hòa
bình và được phân phối đóng ở Mang Cá và toà Khâm cùng với 250 bộ
binh hải quân, bất thình lình đã bị đột kích bởi Nam quân vào hồi 1 giờ
sáng ngày 5-7-1885. Trong giây lát, ngọn lửa đã đốt cháy các nhà tranh
dùng làm cho quân đội chúng ta, và suốt đêm đó, đạn lửa, đạn và đại bác
dội như mưa xuống các nơi đó là chiếc tàu Javeline đậu gần Mang Cá. Ở
toà Khâm, 150 bộ binh hải quân đã đương đầu với những đợt tấn công liên
tiếp của nhiều toán địch can đảm bất chấp hỏa lực mạnh mẽ của các pháo
đài từ trong thành bắn ra làm cho toà nhà bị tàn phá nặng nề"

80

.

Mặc dù bị tấn công bất ngờ nhưng với lợi thế về vũ khí, quân Pháp

đã nhanh chóng phản công lại. Đến 8 giờ sáng, quân Pháp đã làm chủ tình
thế. Cuộc bạo động ở kinh thành Huế bị dập tắt nhanh chóng. Sáng ngày 5-
7, Tôn Thất Thuyết đã đưa Vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở ở
Quảng Trị, tiếp tục sự nghiệp đánh thực dân Pháp, cứu nước. Tại đây, vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.