LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 46

a) Phong trào Cần Vương cứu nước

Sau cái chết của Vua Tự Đức (1883), nhất là sau khi triều Nguyễn

ký với Pháp Hiệp ước Patenôtre (1884), nội tình triều đình vô cùng phức
tạp. Cuộc đấu tranh phế lập ở triều đình trong những năm 1883 - 1885 thực
chất là cuộc đấu tranh giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa.

Thực hiện Di chiếu của Vua Tự Đức, Dục Đức được triều thần lập

lên làm vua. Nhưng Dục Đức là người chủ hòa, lại kém nhân cách nên đã
bị phe chủ chiến của triều đình, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết định
phế bỏ. Hiệp Hòa lên nối ngôi vua thay cho Dục Đức. Nhưng Hiệp Hòa lại
là người có tư tưởng sợ Pháp, và tìm cách chống lại phe chủ chiến, đặc biệt
là tìm cách gạt bỏ Tôn Thất Thuyết. Trước tình thế đó, Tôn Thất Thuyết và
phe chủ chiến trong triều đã đưa Hàm Nghi, một người có tinh thần chống
thực dân Pháp, lên làm vua khi mới 14 tuổi. Từ đây, thực chất quyền hành
trong triều đình đã nằm trong tay những người chủ chiến. Phong trào chống
thực dân Pháp đã có những bước phát triển mới.

Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp, Tôn Thất Thuyết tích cực

cho xây dựng lực lượng quân đội, củng cố các sơn phòng, đồn bốt, tích trữ
quân lương và mua sắm thêm nhiều vũ khí. Năm 1884, đội quân Phấn
Nghĩa được thành lập, do Trần Xuân Soạn chịu trách nhiệm trực tiếp rèn
luyện và chỉ huy. Các sơn phòng ở Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh
được xây đắp thêm nhiều phòng lũy, dựng công đường, dinh thự, kỳ đài và
pháo đài.

Nhận biết được ý đồ chống Pháp của Tôn Thất Thuyết và phe chủ

chiến, thực dân Pháp đã sớm tìm cách tiêu diệt để trừ hậu họa. Ngày 27-6-
1885, tướng Pháp De Courcy chỉ huy bốn đại đội lính thủy đánh bộ và hai
tàu chiến đi thẳng từ Hải Phòng đến Huế với âm mưu loại bỏ Tôn Thất
Thuyết. Không do dự, Tôn Thất Thuyết và những người chủ chiến đã chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.