nhân dân, triều đình Đồng Khánh đã hạ lệnh cho đem bêu đầu Nguyễn
Hiệu ở tỉnh Quảng Nam và bắt vợ con ông giao cho sơn phòng Quảng
Ngãi, Bình Định quản thúc, bắt làm nô lệ
86
. Theo lệnh của triều đình,
Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc mang quân đến đàn áp tàn khốc các đội
nghĩa quân của cử nhân Lê Trung Đình, Tú tài Nguyễn Tự Tân, Vũ Hội...
Chúng đã giết và bắt xử chém 7 thủ lĩnh cùng nhiều nghĩa binh khác. Cũng
trong năm này, 11 thủ lĩnh của các đội nghĩa quân ở Bình Định, Quảng
Ngãi đã sa vào tay giặc và đều bị xử chém tại Bình Định, trong đó có Mai
Xuân Thưởng, Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận và một số phó tướng, thống
binh khác.
Phong trào chống thực dân Pháp ởcác tỉnh Trung Trung Kỳ như
Thừa Thiên, Quảng Trị và Quảng Bình phát triển mạnh, đặc biệt là ở
Quảng Bình. Quảng Bình là một trong những căn cứ chính của Hàm Nghi.
Tại đây, Tôn Thất Thuyết cùng hai con trai là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất
Thiệp cùng với một số tướng lĩnh như Trần Xuân Soạn, Lê Trực, Nguyễn
Tự Như, Đặng Hữu Phổ đã trực tiếp chỉ huy nghĩa quân chiến đấu chống lại
các đợt tấn công của thực dân Pháp và bọn tay sai.
Để dập tắt phong trào kháng chiến ởđây, giữa năm 1886, Vua Đồng
Khánh cử Nguyễn Hữu Độ hiệp lực cùng Thực dân Pháp mở cuộc tấn công
lớn đánh vào các căn cứ của nghĩa quân ởvùng rừng núi Xuân Hòa, Bái Ân,
An Xá, Khe Cây Giang, Khe Chử... Ở Quảng Trị, Đồng Khánh còn ra lệnh
củng cố bộ máy chính quyền các cấp, lập các huyện đoàn, phủ đoàn và tổng
đoàn để canh phòng và đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Ở những nơi trọng yếu
như phủ Cam Lộ, huyện Minh Linh, Gio Sinh và xã An Nha, triều đình đã
nhờ quân Pháp đến đón đồn bốt để canh giữ.
Từ tháng 10-1885, Quảng Bình được chọn làm căn cứ kháng chiến
chính của Vua Hàm Nghi. Vì vậy, thực dân Pháp đã mở ba cuộc tấn công
liên tiếp vào Quảng Bình trong vòng bốn tháng để bắt sống Vua Hàm Nghi
và tiêu diệt lực lượng kháng chiến, nhưng đều bị thất bại. Đến tháng 2-
1886, một mặt chúng đưa một đội quân lưu động tiến đánh sơn phòng Hà