Tĩnh; mặt khác, nhờ có gián điệp chỉ đường, chúng đã kéo tới bao vây nơi ở
của Vua Hàm Nghi. Tuy không bắt được Vua Hàm Nghi nhưng những đợt
tấn công dữ dội của quân Pháp và bọn tay sai đã làm cho phong trào chống
thực dân pháp ởQuảng Bình gặp nhiều khó khăn và tổn thất.
Đến đầu năm 1887, quân pháp đã mở một cuộc tấn công quy mô
lớn, đánh phá ác liệt vào căn cứ kháng chiến do Nguyễn Phạm Tuân chỉ
huy. Việc Nguyễn Phạm Tuân tử trận đã phần nào làm giảm sút phong trào
kháng chiến ở Quảng Bình. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp đã xây dựng
một loạt đồn bốt ở các vùng Cổ Liễn, Yên Lương để xiết chặt vòng vây.
Ngoài ra, chúng còn ra sức mộ thêm binh lính, dọa dẫm và mua chuộc
những kẻ nhẹ dạ. Một số thủ lĩnh chống thực dân Pháp đã hoang mang, dao
động và không ít kẻ đã ra hàng như Phan Văn My, Trương Quang Ngọc.
Đến tháng 11-1888, tên phản bội Trương Quang Ngọc đãchỉ đường cho
quân Pháp bắt Vua Hàm Nghi. Sau sự kiện này, phong trào Cần Vương ở
các tỉnh Trung Trung Kỳ bước vào giai đoạn thoái trào nhanh chóng.
Thanh - Nghệ - Tĩnh là một trong những trung tâm hướng ứng
phong trào Cần Vương cứu nước sôi nổi và mạnh mẽ nhất. Ở Thanh Hóa có
cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân
và Cao Điển lãnh đạo; ởNghệ An có cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Xuân Ôn
và Lê Doãn Nhạ đứng đầu; ở Hà Tĩnh có cuộc khởi nghĩa Hương Khê do
Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
Nhiều trung tâm kháng Pháp đã xuất hiện ở Bắc Kỳ, trải từ đồng
bằng, trung du đến miền núi. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do
Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ở Hưng Yên, cuộc khởi nghĩa Hai Sông do
Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít) lãnh đạo ở Hải Dương, cuộc khởi nghĩa do
Ngô Quang Bích lãnh đạo ở vùng Tây Bắc.
Trước sự tấn công, truy quét liên tục và khốc liệt của kẻ thù, phong
trào chống thực dân Pháp của nhân dân ta có lúc tạm thời lắng xuống,
nhưng rồi lại mau chóng bùng lên, tinh thần yêu nước đánh thực dân Pháp
lại được khơi dậy mạnh mẽ hơn. Nếu như phong trào ở các tỉnh Nam và