LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 55

nô nức kéo về căn cứ Ba Đình chống giặc. Bên cạnh người Kinh tham gia
đội ngũ nghĩa quân Ba Đình, còn có nhiều đồng bào thiểu số người Thái,
người Mường cũng về tụ nghĩa. Tinh thần hăng hái đánh giặc của các nghĩa
dân Thanh Hóa được khắc họa phần nào trong những câu Vè Ba Đình
chống Pháp:

"Lệnh cho dân chúng chặt tre,

Chẻ nan đan sọt nộp về cho nhanh

Kéo quân đến đóng Ba Đình

Đào thành đắp ụ can thành tứ vi"

92

.

Sau khi Ba Đình thất thủ, cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 - 1892)

do Tống Duy Tân và Cao Điền lãnh đạo đã nhanh chóng bùng nổ. Nhân
dân Thanh Hóa một lần nữa quy tụ và chiến đấu dưới cờ nghĩa của các sĩ
phu yêu nước. Tính chất nhân dân, tư tưởng lấy dân làm gốc được thể hiện
sâu sắc nhất trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896), cuộc khởi
nghĩa được coi là đỉnh cao nhất của phong trào Cần Vương. Trong suốt quá
trình tồn tại, bất cứ lúc nào là ở đâu cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng được
nhân dân hết lòng ủng hộ cả về nhân lực và vật lực. Ở khắp nơi "dân chúng
rất phấn khởi... Chỗ nào cũng thấy cờ quạt của nghĩa quân. Già trẻ đều vui
vẻ múa hát. Người ta nô nức đem trâu, lợn, gà và gánh gạo đến ủng hộ cụ
Phan. Trai tráng đua nhau nhập ngũ. Hàng trăm thợ rèn kéo đến suốt đêm
ngày làm giáo mác cho nghĩa quân"

93

. Tinh thần đó đã được khắc sâu vào

những câu vè của nhân dân địa phương:

"Trăm họ hớn hở đêm ngày

Tụng công đức ấy coi tầy mẹ cha

Bảo nhau đem của cải ra

Gửi lên sơn trại gọi là lương quân

Xưởng trong cho chí trại ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.