Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công"
94
Do có sự liên hệ mật thiết với nhân dân, biết dựa vào nhân dân, nên
lực lượng nghĩa quân Hương Khê đã từng bước phát triển từ mấy trăm đến
mấy nghìn người. Trong những ngày cuối cùng của cuộc khởi nghĩa, dù rơi
vào tình trạng hết sức khó khăn, nhưng nghĩa quân vẫn giữ lòng trung
thành và quyết tâm sát cánh bên người thủ lĩnh của mình để đánh giặc.
Nghĩa quân được trang bị vũ khí đầy đủ là nhờ công lao của từng người
dân. Họ đã đi bòn nhặt từng mẩu sắt vụn, từng lưỡi cuốc cùn; bằng trí
thông minh của mình, họ đã đúc ra những khẩu súng, viên đạn để cung cấp
cho nghĩa quân. Bên cạnh việc quyên góp quân lương, nhân dân ở vùng
kháng chiến thuộc các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh còn tự nguyện nộp thuế
cho nghĩa quân, mỗi mẫu ruộng là một đồng bạc
95
. Trong bức thư trả lời
viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải, Phan Đình Phùng đã khẳng
định vai trò của nhân dân với lòng cảm phục sâu sắc: "Từ lúc tôi khởi nghĩa
đến nay, đã trải mười năm trời, những người thân đem vào việc nghĩa, hoặc
bị trách phạt, hoặc bị chém giết vậy mà lòng người trước sau chẳng hề lấy
thế làm chán nản ngã lòng bao giờ, trái lại, họ vẫn ra tài ra sức giúp đỡ tôi
và số người mạnh bạo ra theo tôi càng ngày càng nhiều thêm mãi. Nào có
phải người ta lấy điều tai vạ hiểm nguy làm sung sướng thèm thuồng mà bỏ
nhà dấn thân ra theo tôi như vậy đâu. Chỉ vì họ tin cậy lòng tôi, lượng xét
chí tôi, cho nên hăm hở vậy đó"
96
.
- Đoàn kết toàn dân đánh giặc
Một trong những nét rất mới của phong trào Cần Vương thời kỳ này
là tư tưởng từng bước xóa bỏ mâu thuẫn lương - giáo, lương - giáo cùng
đoàn kết đánh giặc. Trước đó, mâu thuẫn lương - giáo rất gay gắt. Ngay từ
khi thực dân Pháp xâm lược, giới văn thân, sĩ phu đã tỏ rõ tinh thần sát, tả
đạo. Họ cho rằng giáo dân là tay sai cho giặc, là những kẻ phản quốc, vì
vậy, cần phải giết hết giáo dân. Sự nghi kỵ giáo dân của họ cũng có những
cơ sở nhất định vì trước khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã lợi dụng
một số cha cố mượn đường truyền đạo phương Tây để thăm dò, dọn đường