LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 57

cho thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Chính vì điều đó mà triều Nguyễn
thi hành chính sách cấm đạo, sát đạo và coi các giáo dân là những kẻ tà
đạo. Khi nổ súng xâm lược Việt Nam, nhiều cha cố người Pháp đóng vai
trò là tình báo và chỉ đường cho quân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Thậm
chí họ còn lợi dụng tín ngưỡng để xúi giục giáo dân chống lại phong trào
chống thực dân Pháp của triều đình, của các sĩ phu yêu nước. Vì vậy, mâu
thuẫn giữa các sĩ phu và các giáo sĩ trở nên căng thẳng. Cuộc khởi nghĩa
Trương Định đã nêu cao tư tưởng yêu nước, chống xu hướng hàng giặc.
Đến cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874) của Trần Tấn và Đặng Như
Mai thì tinh thần sát tả được khuấy động mạnh mẽ hơn với khẩu hiệu "Bình
Tây, sát tả
(đánh giặc Tây, giết giáo dân). Chủ trương sát tả được đông đảo
văn thân, sĩ phu đồng tình và ủng hộ.

"Sát tả", là một chủ trương sai lầm của các sĩ phu yêu nước. Trên

thực tế, chỉ có một bộ phận giáo dân bị kẻ thù xâm lược lợi dụng, một số
thầy tu "nối giáo cho giặc", còn đa số giáo dân vẫn có tinh thần dân tộc và
chống thực dân Pháp. Vì thế, những cuộc xung đột và đàn áp giáo dân đã
làm cho mâu thuẫn lương - giáo ngày càng lên cao, đẩy một phận giáo dân
ngả về phía kẻ thù. Lực lượng giáo dân bị tách khỏi phong trào kháng chiến
chống thực dân Pháp của dân tộc.

Trải qua một thời gian kháng chiến khá dài, các văn thân, sĩ phu

nhận thấy "sát tả" không phải là một giải pháp tốt, trái lại nó chỉ gây thêm
thù hằn dân tộc và có lợi cho thực dân Pháp, vì vậy cần phải đoàn kết lương
- giáo cùng đánh thực dân Pháp. Tư tưởng tiến bộ này đã được thể hiện rõ
nét trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Trong bức thư đề ngày 14-3-1890
của Cao Điển gửi các binh sĩ người Việt ở đồn Thị Long (Thanh Hóa), đã
nêu rõ: "Tôi được lệnh đi tiễu trừ gian phi. Lương, giáo chúng ta cùng con
một nước, không nên sát hại nhau. Vậy nên tôi viết thư này báo đến anh em
biết rằng: lâu nay anh em hoạt động chống lại quốc dân, các anh em nên trở
về gia đình làm ăn yên ổn, hoặc đánh lại giặc, cướp lấy súng nộp cho nghĩa
quân thì không những được tha tội, mà còn được lãnh thưởng"

97

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.