thế tuyệt đối về vũ khí, lại được sự giúp sức của bọn phong kiến đầu hàng,
họ đã đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, chủ trương trường kỳ kháng chiến, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh, lợi dụng địa hình, địa thế đánh giặc, phát huy điểm mạnh của ta và
khoét sâu điểm yếu của địch,... Nhờ đó, phong trào Cần Vương đã tồn tại
trong một thời gian khá dài (hơn 10 năm), gây nhiều thiệt hại cho thực dân
Pháp về người và của.
Ba là, dù quyết tâm, sẵn sàng xả thân đánh giặc, tích cực sáng tạo
nhiều biện pháp đánh giặc độc đáo, nhưng các văn thân, sĩ phu không thể
xác định được một đường lối quân sự cụ thể, có được phương pháp tổ chức
và lãnh đạo đấu tranh thích hợp mang tính thống nhất, có tính chất toàn
quốc.
Bốn là, mặc dù tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân nhưng các văn
thân, sĩ phu vẫn chưa phát huy được tối đa sức mạnh toàn dân và nhất là
"đã không thể toàn tâm, toàn ý đi với nhân dân từ đầu đến cuối, không thể
hòa nhập thân cùng nhân dân, và nửa chừng họ đã bị phong trào của quần
chúng vượt qua và bỏ rơi"
106
. Hạn chế này khiến những người lãnh đạo
phong trào chưa thể quy tụ toàn bộ phong trào đấu tranh chống thực dân
Pháp về một mối thống nhất.
Năm là, các cuộc khởi nghĩa ít nhiều đã có sự liên hệ, phối hợp với
nhau nhưng mới chỉ bó hẹp trong từng địa phương hoặc khu vực cụ thể, là
chưa tạo ra được một mạng lưới chống thực dân Pháp trên phạm vi toàn
quốc. Chính vì tư tưởng đơn phương thủ hiểm một vùng này nên họ đã bị
thực dân Pháp lợi dụng để cô lập và đàn áp từng cuộc khởi nghĩa.
Sáu là, trong số các văn thân, sĩ phu lãnh đạo phong trào, không ít
người trước sự đàn áp, khủng bố, mua chuộc và dụ dỗ của kẻ thù đã dao
động hoặc buông xuôi, hoạt động cầm chừng, hoặc đầu hàng hay lui về ở
ẩn, thậm chí trở thành tay sai cho giặc. Bản thân những người lãnh đạo cao
nhất cũng không có được niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Tư
tưởng thất bại đè nặng lên họ và thực tế chỉ dám nghĩ “được thua phó mặc