trời xanh"
107
. Họ không có được tinh thần quyết chiến, quyết thắng lững lẫy
như hào khí Đông A, Sát Thát ngày nào. Ngay trong Chiếu Cần Vương,
Vua Hàm Nghi đã phần nào bộc lộ thái độ khi viết: "May trời cũng chiều
người, chuyển loạn làm trị, chuyển nguy làm an, thu lại đất đai, phục lại bờ
cõi, cơ hội này phúc cho nước nhà, tức là phúc cho thần dân"
108
.
Bảy là, về chiến lược, chiến thuật, mỗi cuộc khởi nghĩa đều bộc lộ
những điểm yếu mà địch dễ dàng khai thác. Ví như chiến thuật đánh du
kích của nghĩa quân Bãi Sậy rất phù hợp khi tác chiến trên địa bàn đồng
bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nhưng do phải dịch chuyển liên tục,
không có căn cứ thủ hiểm, nên khi quân địch bao vây, nghĩa quân đã bị chia
cắt và đi đến thất bại nhanh chóng. Khác với Bãi Sậy, căn cứ Ba Đình lại
nổi lên như một hòn đảo giữa cánh đồng bùn lầy nước trong và hoàn toàn
cô lập khi bị quân địch tấn công. Đối với nghĩa quân Hùng Lĩnh, chiến
thuật đánh du kích được coi là sở trường nhưng cũng chỉ góp phần làm tiêu
hao sinh lực địch. Có thể nói, chưa thấy một thủ lĩnh Cần Vương nào có kế
hoạch mở một trận quyết chiến chiến lược để giành thắng lợi quyết định.
Dù cuối năm 1893, Cao Thắng có lập kế hoạch một trận đánh lớn để chiếm
ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nhưng cuộc tấn công của nghĩa
quân lại diễn ra trong tình trạng để gỡ thế bị bao vây, hơn nữa tương quan
lực lượng giữa ta và địch khá chênh lệch nên không thể thực hiện được. Rõ
ràng, do những yếu kém về nhiều mặt, nên hầu hết các văn thân, sĩ phu
Cần Vương nặng về thủ hơn là công. Điều này tạo điều kiện để quân Pháp
giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy các nghĩa quân vào thế bị động
đối phó. Lợi thế địa hình thuộc về nghĩa quân, nhưng lợi thế về chiến lược
toàn cục lại hoàn toàn thuộc về quân Pháp. Đó là những đặc trưng hình thái
quân sự của Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ
XIX.
2.Các quan điểm quân sự trong phong trào nông dân chống thực dân Pháp