LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 70

và Phúc Yên. Căn cứ kháng chiến đầu tiên của nghĩa quân đặt tại làng Thế
Lộc và làng Sặt. Xóm Khủa (Thế Lộc), nơi ở của thủ lĩnh Đề Nắm, được
xây dựng thành một đại đồn vững chắc

109

. Xung quanh đại đồn là một hệ

thống các đồn trại hỗ trợ khác. Năm 1892, khi tiến hành các cuộc hành
quân vào vùng Yên Thế, bọn Pháp đã phải thừa nhận: "Sào huyệt của quân
nổi loạn gồm nhiều đồn lũy rải ra trên 4 - 5 km. Hệ thống này gồm 4 cụm
đặt dưới quyền chỉ huy của từng tướng lĩnh và tương đối độc lập với nhau.
Cụm thứ nhất cũng là quan trọng nhất, là cụm đồn lũy của Đề Nắm... Y xây
dựng ở vùng cửa sông Sỏi một tổng thể đồn lũy rất quan trọng. Trước hết là
đồn trung tâm, hầu như là cả một làng chiến đấu với một pháo đài. Sát ngay
cạnh đồn trung tâm là những đồn lũy phụ..."

110

. Đến thời kỳ Đề Thám cầm

quyền, hệ thống đồn lũy phòng thủ được củng cố, mở rộng và vững chắc
hơn. Căn cứ Phồn Xương là lớn nhất, có quân số thường trực đông nhất.

Đề Thám chủ trương dựa vào dân đánh giặc. Vốn xuất thân từ nông

dân, đại diện cho lợi ích của nông dân, nghĩa quân có mối liên hệ chặt chẽ,
mật thiết với người nông dân. Họ chủ trương dựa vào dân để đánh giặc.
Mặc dù có một hệ thống công sự phòng thủ kiên cố, địa hình rừng núi hiểm
trở, nhưng nghĩa quân xác định căn cứ chống giặc vững bền nhất là ở chính
ngay lòng dân. Một hệ thống làng chiến đấu trong dân đã hình thành. Nhờ
có sự đùm bọc, che chở và ủng hộ của dân, nghĩa quân mới có thể chiến
đấu ngoan cường với giặc Pháp ròng rã suốt 30 năm trời. Trong mọi hoàn
cảnh, Đề Thám đều dựa vào núi rừng Yên Thế, bám dân để chống lại
những đợt tấn công ác liệt của địch và để khôi phục lại lực lượng sau mỗi
lần bị địch càn quét, bao vây, đánh cho ly tán.

Đề Thám đã thực hiện tư tưởng "tĩnh vi nông, động vi binh", vừa

chiến đấu, vừa sản xuất trong suốt thời gian kháng chiến. Các đồn lũy vừa
là công sự chiến đấu, vừa là nơi sản xuất. Ngoài một số ít nghĩa quân được
phân công thường trực chiến đấu, đa số còn lại vẫn tham gia lao động sản
xuất như những nông dân bình thường. Khi chiến sự nổ ra, thì công việc
sản xuất phải tạm gác lại, tất cả nghĩa quân đều tham gia chiến đấu. Nhờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.