Như vậy, cho đến hết thế kỷ XIX, cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược của nhân dân ta đã diễn ra vô cùng sôi nổi và mạnh mẽ. Nó
chứng tỏ tinh thần yêu nước sâu sắc và ý chí đánh giặc ngoại xâm cao độ
của nhân dân Việt Nam. Mặc dù yêu nước nồng nàn, quyết chí và xả thân
đánh giặc giữ nước, nhưng các phong trào yêu nước đó đều lần lượt thất
bại. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại là do các
phong trào này chưa có tư tưởng quân sự đúng đắn soi đường. Điều này
được thể hiện ở những khía cạnh sau:
1) Trước khi thực dân Pháp xâm lược, triều Nguyễn đã có nhiều
biện pháp tăng cường khả năng quốc phòng nhằm đối phó với nguy cơ xâm
lược từ phương Tây như xây dựng quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ dọc
bờ biển, mua sắm và cải tiến trang bị vũ khí. Thế nhưng triều Nguyễn cũng
mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược quốc phòng. Một
trong những sai lầm nghiêm trọng đó là tư tưởng xa dân. Khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta (1858), triều Nguyễn lại mắc phải những sai lầm liên tiếp
trong chỉ đạo đánh giặc. Sai lầm đầu tiên là tư tưởng co cụm, thủ thành và
không dám tiến công địch. Do không có tư tưởng tiến công, nên triều
Nguyễn đã để tuột mất rất nhiều cơ hội lãnh đạo toàn dân vùng lên đánh bại
kẻ thù. Sau khi để mất Gia Định, nội bộ triều Nguyễn bị phân hóa sâu sắc.
Đa số các quan lại đầu triều có tư tưởng sợ giặc, muốn hòa nghị. Có thể
khẳng định tư tưởng thất bại chủ nghĩa đã bao trùm, chi phối chủ trương
đánh giặc của triều Nguyễn. Do không có một đường lối kháng chiến thống
nhất, luôn ở trong trạng thái dùng dằng giữa đánh hay hòa, chiến hay thủ,
triều Nguyễn đã gây tổn hại to lớn đến phong trào đánh giặc cứu nước của
nhân dân ta. Một sai lầm lớn khác nữa của triều Nguyễn là đã không đánh
giá hết được sức mạnh to lớn của nhân dân, không biết dựa vào dân để
đánh giặc. Thậm chí, khi nhân dân nổi dậy chống thực dân Pháp, triều đình
đã sợ dân hơn sợ giặc và tìm mọi cách đàn áp nhân dân.
2) Mặc dù triều Nguyễn thỏa hiệp và đầu hàng giặc, nhưng phong
trào kháng chiến của các tầng lớp nhân dân vẫn phát triển. Dưới sự lãnh
đạo của một số quan lại và các văn thân, sĩ phu yêu nước, các cuộc khởi