LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 99

mình và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cứu nước.
Ông cho rằng, việc cứu nước là việc lớn, là lợi ích chung không thể một vài
người làm được, mà phải có sự đoàn kết, hợp lực của tất cả mọi người, của
năm mươi triệu người trong nước

23

không phân biệt trẻ già, trai gái, tôn

giáo... Khi lực lượng toàn dân ta cùng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thì
việc cứu nước sẽ thành công. Cho nên, Phan Bội Châu nêu lên kế sách mà
theo ông là "độc nhất vô nhị cùng trời kiệt đất" để thu phục đất nước là "sự
đồng lòng của người trong ngoài nước"

24

.

Phan Bội Châu khẳng định với đồng bào rằng, nếu chung sức, đồng

lòng thì việc gì dù khó đến đâu chúng ta cũng làm được. Ngược lại, dù thời
thế có thuận lợi nhưng lòng của mỗi người mỗi ý thì tai họa luôn rình rập,
lòng đã không đồng, thì họa sẽ không bao giờ dứt. Cho nên, Phan Bội Châu
rất coi trọng thế trận lòng dân và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Lòng
tin đó bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân
tộc, từ niềm tin vào tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nước của lực
lượng toàn dân tộc. Quan điểm đó được thể hiện trong nhiều tác phẩm của
ông, có sức thu hút và tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc.

Từ việc nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc đoàn kết, tập hợp lực

lượng toàn dân đánh giặc, nhận thức của Phan Bội Châu về vai trò của nhân
dân cũng có sự phát triển. Nếu như trong tác phẩm Việt Nam vong quốc sử
(1905), Phan Bội Châu chia những người trong nước ta làm năm bậc, thì
đến tác phẩm Hải ngoại huyết thư (1906), Phan Bội Châu đã đề cập đến
"mười hạng người đồng tâm", đó là phụ hào, quý tộc, sĩ phu, lính tập, giáo
đồ, du đồ hội đảng, nhi nữ anh sĩ, thông ngôn ký lục bồi bếp, con em có
mối thù nhà và sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta
và chỉ rõ vai
trò, vị trí của từng hạng người trong xã hội. Điều đặc biệt, khác với quan
niệm của nho giáo và các sĩ phu đương thời, Phan Bội Châu rất coi trọng
vai trò của phụ nữ, sự cần thiết phải đoàn kết đồng bào lương, giáo trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong mặt trận ấy, nét đặc sắc là Phan
Bội Châu đề cập đoàn kết lương giáo và đề cao vai trò phụ nữ. "So với triều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.