mạnh tiềm tàng của toàn dân tộc. Trong suốt 30 năm chiến tranh cách
mạng (1945 - 1975), Đảng, Chính phủ luôn tuyên truyền, giáo dục,
kêu gọi nhân dân Việt Nam: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến
thắng", "các mặt công tác chính trị, kinh tế, văn hoá, đều nhằm mục
đích làm cho quân sự thắng lợi"
24
. Công tác chính trị - tư tưởng nhằm
bồi dưỡng lòng yêu nước, chí căm thù giặc được đẩy mạnh; lực lượng
vũ trang nhân dân rộng khắp, trong đó quân đội - con em nhân dân,
chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân được tập trung xây dựng.
Vùng tự do, thậm chí ngay ở vùng địch tạm chiếm, được xây dựng
thành hậu phương, căn cứ địa kháng chiến. Thế trận chiến tranh nhân
dân được xây dựng rộng khắp. Trên cơ sở đó, Đảng chỉ đạo thực hiện
kháng chiến lâu dài, nhưng luôn tìm cách tạo thời cơ giành thắng lợi
kết thúc cuộc chiến.
b) Tư tưởng vận dụng chiến lược đánh lâu dài, tích cực tạo
thời cơ giành thắng lợi trong thời gian ngắn - tương đối ngắn
Bất cứ bên xâm lược hoặc chống xâm lược nào cũng đều
không muốn kéo dài chiến tranh, giải quyết được cuộc chiến trong thời
gian tối thiểu. Bởi, chiến tranh luôn đi kèm với tổn thất về sinh mạng
và của cải, đau khổ và bất hạnh, kéo lùi sự phát triển của quốc gia, xã
hội.
Tuy nhiên, dài, ngắn của mọi cuộc chiến tranh không chỉ tuỳ
thuộc ý chí con người, mà còn phụ thuộc tương quan lực lượng hai
bên, phụ thuộc thế và lực trong chiến tranh cũng như nhiều yếu tố
khác. Trong lịch sử tiến hành hàng chục cuộc kháng chiến và đấu
tranh giải phóng dân tộc, dân tộc Việt Nam vừa có kinh nghiệm đánh
thắng địch trong thời gian ngắn - tương đối ngắn; đồng thời, cũng có
truyền thống kiên trì kháng chiến và nghệ thuật đánh thắng địch trong
những cuộc chiến tranh lâu dài
25
.
Trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, dân tộc Việt
Nam phải tiến hành một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cứu nước