về kháng chiến thì bất cứ ở đâu cũng là cơ sở, là căn cứ cách mạng.
Đó là nhân tố đầu tiên bảo đảm thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm
lược, việc xây dựng căn cứ địa Việt Bắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Thường vụ Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm. Ngay sau Cách
mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự liệu trước
thực dân Pháp sẽ quay lại xâm lược Việt Nam. Vì thế, trước khi về
Thủ đô, Người đã đặt việc tiếp tục xây dựng, tăng cường căn cứ địa
Việt Bắc thành một nhiệm vụ quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho
cuộc kháng chiến sau đó.
Trên chiến trường chính Bắc Bộ, sau các chiến dịch Thu -
Đông Việt Bắc (1947), giải phóng biên giới Cao - Lạng (1950) và giải
phóng Hòa Bình (1952), căn cứ địa Việt Bắc thực sự đã được củng cố
vững chắc và mở rộng đến các tỉnh trung du Bắc Bộ, sát vùng rừng núi
và trung du Liên khu III. Các căn cứ địa khác cũng được hình thành ở
Liên khu IV, Liên khu V và Nam Bộ. Đến giai đoạn cuối của cuộc
kháng chiến, vùng tự do và vùng căn cứ của ta từ Bắc đến Nam đã
chiếm hơn 70% diện tích đất nước và hơn 50% số dân. Hậu phương
kháng chiến đã vô cùng lớn mạnh.
Bên cạnh các vùng tự do rộng lớn làm hậu phương vững chắc
cho cuộc kháng chiến, các cơ sở chính trị, các khu du kích và căn cứ
du kích ở vùng sau lưng địch từng bước cũng được hình thành và phát
triển. Với sự xuất hiện của các căn cứ du kích, các căn cứ địa cách
mạng mới được hình thành và mở rộng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: "Trong vùng tạm chiếm, lực lượng to lớn của
nhân dân và du kích ta giống như kho thuốc súng trong bụng địch. Ta
khéo củng cố và phát triển lực lượng ấy thì giặc Pháp sẽ vỡ bụng mà
chết". Chỉ có như vậy, chúng ta mới có điều kiện để kết hợp chặt chẽ
giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích, từng bước giành lấy
thắng lợi cuối cùng.