LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 160

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, do điều kiện trong nước

và quốc tế có nhiều điểm khác trước, nên ngay từ đầu Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định miền Bắc là nền tảng cho cách mạng cả nước, sớm định
hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa, là cơ sở đầu
tiên cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương vững
chắc của cuộc kháng chiến ở miền Nam. Sau hòa bình, các lực lượng vũ
trang miền Nam tập kết ra miền Bắc, các vùng tự do, các căn cứ kháng
chiến trở thành vùng bị chính quyền tay sai Mỹ kiểm soát. Thời kỳ đầu, ta
chủ trương dựa vào dân để giữ gìn lực lượng, giữ gìn các cơ sở cách mạng
đã có, từng bước củng cố và xây dựng thêm các cơ sở mới. Từ tháng 6-
1956, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ
trang, xây dựng căn cứ làm chỗ dựa;
do vậy, một số căn cứ địa cách mạng
mới đã được xây dựng. Từ năm 1958, một số “làng rừng” ở U Minh được
tổ chức lại thành căn cứ chiến đấu. Những căn cứ có từ kháng chiến chống
Pháp như Chiến khu Đ, Dương Minh Châu, Đồng Tháp Mười, Rừng Sác...
được xây dựng lại. Các "khu bất hợp pháp" ở vùng rừng núi Liên khu V
cũng được tổ chức thành các căn cứ địa cách mạng. Do đó, cơ quan lãnh
đạo địa phương có nơi đứng chân an toàn, các đơn vị vũ trang có chỗ dựa
để xây dựng và chiến đấu. Sau Đồng khởi, nhân dân giành được quyền làm
chủ ở một số địa phương. Các căn cứ địa cách mạng được mở rộng và củng
cố, nối liền với nhau thành vùng giải phóng, hoặc căn cứ địa ở các chiến
trường. Chiến tranh cách mạng phát triển đòi hỏi phải có căn cứ địa vững
chắc, có căn cứ hậu cần với dự trữ nhân lực và vật lực bảo đảm đủ phục vụ
nhu cầu tác chiến lớn. Vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ với hạt nhân là
căn cứ địa (chiến khu) từ thời kháng chiến chống Pháp, có các căn cứ hậu
cần trên từng địa bàn; vùng giải phóng Tây Nguyên với các căn cứ hậu cần
trên từng hướng tác chiến, đã bảo đảm cho khối chủ lực mở nhiều cuộc tiến
công. Liên khu V và đồng bằng sông Cửu Long xây dựng được nhiều căn
cứ địa trên từng địa bàn riêng biệt. Đến cuối cuộc kháng chiến, vùng giải
phóng được mở rộng, nối liền các căn cứ địa từ Trị - Thiên đến Liên khu V,
Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, vây quanh thành phố Sài Gòn; có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.