LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 163

thượng du Tây Bắc có các căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp và Đốc Ngữ, Hoàng Đình Kinh có căn cứ ở
Hữu Lũng (Lạng Sơn)... Bên cạnh đó, cũng có những lãnh tụ nghĩa quân
xây dựng căn cứ của mình tại vùng đầm lầy, như Nguyễn Thiện Thuật ở
Bãi Sậy (Hưng Yên). Tất cả họ đều có tư tưởng dựa vào nơi hiểm yếu để
lập căn cứ địa.

Những cuộc khởi nghĩa lớn thường buổi đầu xây dựng căn cứ ở

vùng rừng núi hiểm trở, nơi cơ sở chính quyền địch yếu, nơi quân thù gặp
khó khăn trong các cuộc hành quân đàn áp; nhưng đến khi cuộc khởi nghĩa
đã phát triển, khi nhu cầu cung cấp sức người, sức của lớn hơn, thì nghĩa
quân mở rộng căn cứ địa xuống miền xuôi, dựa vào nhân lực, vật lực ở
vùng đồng bằng để phát triển lực lượng. Tư tưởng này biểu hiện rõ nét nhất
trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Buổi
đầu dựa vào căn cứ Lam Sơn ở núi rừng Thanh Hóa, sau phát triển xây
dựng đất đứng chân ở Nghệ An và cả vừng nông thôn rộng lớn từ Thanh
Hóa trở vào. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và
Nguyễn Lữ lãnh đạo cũng xuất phát từ căn cứ buổi đầu ở núi rừng Bình
Định, rồi phát triển xây dựng căn cứ địa ở vùng trung du và đồng bằng
miền Trung, từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Từ những căn cứ địa như vậy,
lực lượng nghĩa quân Lam Sơn cũng như nghĩa quân Tây Sơn đã nhanh
chóng phát triển lớn mạnh và giành được thắng lợi. Trong nhiều cuộc khởi
nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, ông cha ta đã biết dựng
"đất căn bản" ở vùng rừng núi, đồng thời cũng đã thấy rõ ý nghĩa quan
trọng của việc phát triển từ rừng núi về đồng bằng. Như Nguyễn Trãi đã
từng viết:

“Nghĩa kỳ nhất hướng trung nguyên chỉ,

Miếu toán tiên tri đại sự thành"

(Một khi cờ nghĩa đã hướng về đồng bằng, thì có thể thấy trước việc

lớn sẽ thành công).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.