Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, từ năm 1941, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa buổi đầu; tiếp đến lại chọn vùng
Bắc Sơn - Vũ Nhai mở rộng căn cứ địa và sau đó ít năm, căn cứ địa cách
mạng đã được lan ra cả vùng rừng núi Việt Bắc, gồm sáu tỉnh gần vùng
biên giới phía Việt - Trung. Đảng Cộng sản Việt Nam chọn những vùng này
làm căn cứ địa cho cách mạng cả nước, vì nơi đây là vùng rừng núi và
trung du, có vị thế chiến lược trọng yếu hiện có thể đánh, lui có thể giải, có
đường giao thông liên lạc thuận tiện cả trong nước và quốc tế, nơi có cơ sở
cách mạng sớm, và phong trào quần chúng mạnh mẽ. Việt Bắc cũng là
vùng cơ cấu chính quyền địch mỏng, yếu và lỏng lẻo, có lợi cho hoạt động
của các lực lượng vũ trang cách mạng, bất lợi cho hoạt động của chính
quyền và quân địch.
Trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), quan điểm nhất quán của Đảng
Cộng sản Việt Nam là dựa vào vùng nông thôn (cả rừng núi và đồng
bằng) để xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng các căn cứ địa cách
mạng. Vùng nông thôn là nơi có cả một lực lượng cách mạng đông
đảo, vì nông dân chiếm 90% dân số. Dưới ách áp bức, bóc lột nặng nề
của thực dân và phong kiến, nông dân nước ta rất khổ cực, nên rất
thiết tha với khẩu hiệu độc lập, tự do và ruộng đất, quyết tâm đi theo
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nông thôn Việt Nam, từ trong truyền thống, có nền kinh tế tự
cung tự cấp, không bị lệ thuộc nhiều vào thành thị, lại có địa hình
thuận lợi cho hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang cách mạng
trong điều kiện địch mạnh hơn ta về quân số và trang bị kỹ thuật.
Nông thôn cũng là địa bàn mà bộ máy thống trị của địch yếu hoặc
tương đối yếu có nhiều sơ hở - đây là hạn chế căn bản của mọi kẻ xâm
lược. Trong điều kiện như vậy, mặt trận chính trị và mặt trận quân sự
vững chắc của cách mạng Việt Nam phải là nông thôn. Chỉ có coi
trọng việc phát động và tổ chức quần chúng nông dân, xây dựng nông
thôn thành căn cứ địa vững chắc, thành hậu phương vững chắc của