bảo đảm cho các vành đai diệt Mỹ như Chu Lai, Củ Chi, Bình Đức…
đều ở gần các căn cứ lớn của quân Mỹ.
Trong khi nêu cao vị trí quan trọng của nông thôn thì trong tư tưởng
của Đảng ta cũng luôn xác định vị trí quan trọng của thành thị. Thành thị là
nơi tập trung cơ quan đầu não của địch, đồng thời là nơi tập trung đông đảo
công nhân, nhân dân lao động, trí thức tiến bộ và học sinh, những tầng lớp
có tinh thần yêu nước cao. Phong trào đấu tranh của quần chúng ở thành thị
nếu được đẩy mạnh thì sẽ có tiếng vang lớn. Mọi biến cố ở thành thị sẽ có
sự cộng hưởng rất lớn, mà trước hết sẽ làm rối loạn ngay tại sào huyệt, hậu
phương của địch. Bởi vậy, đi đôi với việc xây dựng căn cứ địa, hậu phương
ở nông thôn, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng hết sức coi trọng xây dựng cơ
sở chính trị ở thành thị. Có cơ sở chính trị vững chắc ở thành thị thì khi có
thời cơ thuận lợi, chúng ta mới huy động được đông đảo quần chúng nổi
dậy tổng khởi nghĩa tại sào huyệt kẻ thù. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, ở ngay trong các đô thị, kể cả Sài Gòn, cũng có nhiều cơ sở cách
mạng, nơi đứng chân của lãnh đạo, chỉ huy, nơi giấu cán bộ, giấu quân, là
nơi chuẩn bị và dự trữ vũ khí, đạn dược cho các trận đánh lớn quyết định
diễn ra trong thành phố. Như vậy, quan điểm xây dựng căn cứ địa ở các
vùng nông thôn cả ở rừng núi và đồng bằng là một quan điểm xuyên suốt,
được vận dụng thành công trong cả hai cuộc kháng chiến. Nông thôn là chỗ
dựa và trận địa vững chắc, lâu dài của kháng chiến ở Việt Nam. Dựa chắc
vào nông thôn, xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh ở nông thôn
rừng núi và đồng bằng là một tư tưởng lớn, một yêu cầu có tính chiến lược
của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Kết hợp xây dựng căn cứ địa, hậu
phương ở cả nông thôn và thành thị cũng là một quy luật về xây dựng căn
cứ địa, hậu phương trong chiến tranh cách mạng Việt Nam.
3. Kết hợp xây dựng căn cứ địa, hậu phương tại chỗ ở khắp nơi với xây dựng căn cứ địa, hậu
phương chung của cả nước; tranh thủ hậu phương quốc tế