vì đất nước đều nghĩ đến việc quốc phòng. Vua Lý Anh Tông cũng đã dặn
thái tử thay mình trị nước rằng: “Nước Việt Nam non sông gấm vóc, nhân
tài tuấn kiệt, đất thiêng, châu ngọc, bảo bối... không thứ gì không có, nước
khác không thể nào ví được. Con nên giữ nước cẩn thận"
16
.
Sức mạnh quốc phòng thời Lý - Trần thể hiện cao độ trong những
lần kháng chiến chống ngoại xâm, Sử gia Phan Huy Chú viết: “Cái chiến
công dẹp quân Chiêm, phá quân Tống; cái oai hùng ba lần đánh bại quân
Nguyên, cũng đủ cho biết binh lực của hai đời ấy cường thịnh thế nào"
17
.
Sự phục hưng đất nước được tiến hành mạnh mẽ từ thời Lý, do đó nhà Lý
đã có đủ lực lượng, sức mạnh để "tiên phát chế nhân" và phòng thủ thành
công ở sông Như Nguyệt. Đúng như Trần Quốc Tuấn đã nói: “Thời đó đất
phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu”
18
.
Vương triều Trần hết sức quan tâm chuẩn bị tiềm lực đất nước.
Ngay từ năm 1282, tức là trước cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông
- Nguyên nổ ra 3 năm, vương triều Trần đã lo phòng thủ, chuẩn bị kháng
chiến. Vua Trần đã chủ động tổ chức Hội nghị Bình Than - hội nghị các
vương hầu, quý tộc và tướng lĩnh cao cấp để bàn kế đánh hay phòng, chuẩn
bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến trong những năm tới. Trong bối cảnh ấy,
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã ban hịch kêu gọi các tướng sĩ
phải thường xuyên cảnh giác trước âm mưu của giặc. Ông nhắc nhở các
tướng sĩ phải luôn đề phòng, chăm lo huấn luyện binh sĩ, sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ tông miếu xã tắc, mồ mả tổ tiên, bảo vệ thái ấp, bổng lộc, gia
đình, vợ con và danh dự của người làm tướng.
Dưới thời nhà Lê, vấn đề quốc phòng bảo vệ Cương vực quốc gia
tiếp tục được triều đình rất chú trọng. Nhà vua thường đi kinh lý các miền
biên giới và biển đảo, vẽ bản đồ hình thế núi sông, xác định rõ cương vực
quốc gia, những nơi hiểm yếu, chia đặt các đơn vị hành chính lộ - trấn -
châu, cử quan cai quản, đặc biệt quan tâm đối với những vùng biên viễn.
Chẳng hạn, năm 1469, vua Lê Thánh Tông cho ban hành Bản đồ Hồng
Đức, cả nước chia thành 12 đạo thừa tuyên, ghi rõ biên giới, núi sông, biển