lên trên quyền lợi quốc gia, thì những chính sách bảo vệ cương vực lại
nhường chỗ cho những chính sách bảo vệ an ninh nội địa của Việt
Nam. Trong giới hạn đó, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã quay
sang hướng phản nghịch lại lợi ích dân tộc, dẫn đến thảm họa, mất
nước. Tóm lại, điều quan trọng nhất trong tư tưởng quốc phòng của
các quân vương, tướng lĩnh tiến bộ là ý thức bảo vệ chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Đó là tư tưởng tích cực, chủ động
và kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới, lãnh thổ của nhà nước
phong kiến tiến bộ.
c) Muốn củng cố quốc phòng vững chắc phải chăm lo võ bị,
xây dựng quân đội, chọn dũng tướng giỏi, thực hiện cố kết lòng người,
khoan thư sức dân, đem nguồn sức mạnh giữ nước trong dân
Quân đội luôn là công cụ để bảo vệ nhà nước, bảo vệ nền độc
lập, tự chủ. Khi xây dựng nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chú
ý xây dựng quốc phòng, trong đó có thành Cổ Loa là trung tâm quân
sự - chính trị và một đội quân cung nỏ lợi hại. Từ thế kỷ X, các nhà
nước phong kiến dân tộc đều quan tâm đến xây dựng quân đội thường
trực, bởi theo quan niệm: quân đội là lực lượng chủ chốt của nền quốc
phòng, nhất là trước nguy cơ thường xuyên bị nạn ngoại bang đe dọa
xâm lược. Truyền thống xây dựng trung tâm quân sự - chính trị kết
hợp với hoạt động phát triển quân đội như vậy còn ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tư tưởng chính trị nói chung và tư tưởng quân sự nói riêng ở
Đại Việt mãi đến thế kỷ XV.
Vua Lý Nhân Tông lúc lâm chung đã căn dặn các đại thần,
tướng lĩnh: “Nên sửa sang giáo mác để đề phòng việc không ngờ, chớ
làm sai lời ta, dù nhắm mắt cũng không di hận”
20
. Ông cha ta thời Trần
luôn coi "việc quân là việc thiết yếu của quốc gia" và "quân đội là một
thiết bị giữ nước không thể thiếu được". Quan điểm của Trần Quốc
Tuấn là xây dựng quân đội "cốt tinh không cốt đông"; chú ý nhân tố
chính trị - tinh thần; trước những kẻ thù xảo quyệt như giặc phương