Bắc thì theo ông "phải chọn dùng tướng giỏi", "có được đội quân một
lòng như cha con thì mới dùng được”
21
. Đầu thế kỷ XV, biết quân
Minh sắp sang xâm lược, Hồ Quý Ly đã tỏ ý lo lắng của mình trước
triều đình nhà Hồ: "Ta làm sao có được trăm vạn quân để chống giặc
Bắc"
22
. Trong bài thơ Quan duyệt thấy trận của Nguyễn Trãi viết lúc
hòa bình cũng có câu: "Yên rồi còn nghĩ chuyện binh nhung”, thể hiện
tư tưởng coi trọng việc binh của các nhà quân sự - chính trị thời quân
chủ.
Nhiệm vụ giữ nước nặng nề buộc nhiều vị vua phải suy nghĩ,
khiến triều đình phải chuẩn bị binh lực, vật lực, chuẩn bị cho chiến
tranh. Các vị minh quân thường quan tâm đến việc quân cơ như: bạt
dụng lương tướng, lập giảng võ đường, nhắc nhở các vương hầu, quý
tộc, tướng lĩnh luyện tập võ nghệ, đọc binh thư, học binh pháp... Giữa
thế kỷ XV, chính lúc đất nước đang thái bình thịnh trị, vua Lê Thánh
Tông cũng nhắc nhở: "Phàm có nhà nước tất có võ bị" và ra chỉ dụ
khuyên các tướng sĩ, binh lính, hãy năng luyện rèn võ nghệ, sẵn sàng
đối phó với giặc ngoài.
Chính sách "ngụ binh ư nông” là chính sách xây dựng lực
lượng vũ trang, xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp
dưới các triều Lý, Trần và Lê Sơ. Đó là một chính sách quân sự, quốc
phòng tiến bộ. Nhà nước ghi tên tất cả những đinh nam đến tuổi
trưởng thành vào "sổ quân" để khi cần thì gọi nhập ngũ; nhà nước
cũng chia quân thường trực thành nhiều phiên, thay nhau ở lại quân
ngũ hoặc được về nhà sản xuất, để tự túc lương ăn. Phần lớn quân sĩ
khi có việc thì gọi nhập ngũ, khi không có việc thì ở nhà làm ruộng.
Đó cũng là một hình thức kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa
nông và binh thời quân chủ ở nước Việt Nam.
Các nhà nước phong kiến tiến bộ ở Việt Nam đều có tư tưởng
thân dân. Đó là nguyên nhân thành công của họ trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Trên thực tế, sự tham gia của nhân dân vào sự