bề công việc đối nội, đối ngoại, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn hết sức lưu tâm đến việc
xây dựng lực lượng vũ trang, đã thành lập Bộ Tổng tham mưu, Cục
Chính trị, Phòng Quân giới (9-1945). Trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Trung ương Đảng ra
nhiều nghị quyết đề cập đến việc phát triển lực lượng vũ trang. Đặc
biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 (3-
1957), Đảng chủ trương: "Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng
mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hóa"
11
. Quan
điểm cơ bản đó của Đảng phản ánh quy luật phát triển của quân đội,
không chỉ soi sáng cho thực tiễn xây dựng quân đội nhân dân lúc đó
mà còn soi sáng cho các giai đoạn sau này trong công cuộc xây dựng
lực lượng chiến đấu sắc bén của cách mạng. Tiếp đó, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục khẳng định rõ
thêm vai trò lực lượng vũ trang trong đấu tranh cách mạng: Xây dựng
và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những điều kiện
quan trọng của cách mạng nước Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù
xâm lược, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng.
Việc xác định vai trò của lực lượng vũ trang vô cùng hệ trọng.
Chính vì thế mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin đã nhiều lần
đề cập đến vấn đề này. V.I.Lênin khẳng định, muốn cứu thoát những
người lao động khỏi ách áp bức địa chủ và tư bản, muốn cứu thoát họ
khỏi sự phục hồi của chính quyền địa chủ và tư bản, tất phải xây dựng
một đạo hồng quân. Từ tư tưởng đó, V.I.Lênin đã ký Sắc lệnh thành
lập Hồng quân Xôviết (28-1-1918) và Hải quân công nông (11-2-
1918). Khi ký sắc lệnh đó, một lần nữa Lênin nhấn mạnh: Muốn bảo
vệ được chính quyền công nông để chống bọn cá mập, tức bọn địa chủ
và tư bản, chúng ta phải có hồng quân mạnh mẽ. Chúng ta đã chứng
tỏ, bằng hành động chứ không phải bằng lời nói, rằng chúng ta có khả
năng thành lập được hồng quân... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô
địch. Ở phương Đông, trong bối cảnh chung bị chủ nghĩa đế quốc xâu