xé, xâm lược và thống trị tàn bạo lại xuất hiện hai khuynh hướng:
Khuynh hướng "bất bạo động", tức là không dùng, không xem bạo lực
là phương thức đấu tranh và khuynh hướng "súng đẻ ra chính quyền",
"súng đẻ ra hết thảy"; từ đó xem nhẹ việc xây dựng lực lượng vũ trang
hoặc đề cao quá mức lực lượng đó mà không thấy vai trò của lực
lượng chính trị trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Điều đó cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa to lớn khi mà các nhà lãnh đạo
quốc gia ở Việt Nam trong các triều đại phong kiến trước đây cũng
như sau này Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đúng mức vai
trò của lực lượng vũ trang, tạo cơ sở cho các cấp và quần chúng quyết
tâm và sáng tạo trong thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang, ủng hộ
và giúp đỡ lực lượng đó không ngừng phát triển làm nòng cốt cho toàn
dân đánh giặc giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, chủ
quyền quốc gia.
II- VŨ TRANG TOÀN DÂN, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỪ
NHÂN DÂN
Vũ trang toàn dân, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
từ nhân dân là một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng xây
dựng lực lượng vũ trang của dân tộc Việt Nam. Hình thành nên truyền
thống quân sự trong xây dựng lực lượng vũ trang như vậy là do các
cuộc kháng chiến của Việt Nam là chính nghĩa, nhân dân có lòng yêu
nước nồng nàn; các nhà lãnh đạo quốc gia trong nhiều thời kỳ lịch sử
đã biết quy tụ sức mạnh toàn dân trên cơ sở chăm lo cho sự bền vững
của xã hội, biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc; từ đó chủ trương vũ
trang toàn dân, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang từ nhân dân
làm nòng cốt cho toàn dân đánh thắng các thế lực xâm lược to lớn,