sách "ngụ binh ư nông", nhưng để phù hợp với điều kiện mới, Lý Thái Tổ
chủ trương giảm bớt nhiều hơn số người thoát ly sản xuất. Việc chia phiên
quân lính về làm ruộng được thực hiện thường xuyên và quy củ hơn so với
triều Lý, Trần trước đó. Quân lính được "chia làm năm phiên, một phiên
lưu lại, bốn phiên về làm ruộng"
20
. Ngoài ra, triều Lê còn thực hiện chính
sách đồn điền, tách hẳn một bộ phận quân đội chuyên trách làm ruộng gọi
là nông binh. Việc thực hiện chế độ quân đội chia phiên về sản xuất như
vậy làm cho quân số thường trực tại ngũ chỉ chiếm một phần nhỏ so với số
dân cả nước; hơn nữa, quân lính vừa được thường xuyên luyện tập, sẵn
sàng chiến đấu, vừa dành được nhiều thời gian lao động sản xuất, nhà nước
không mất nhiều kinh phí nuôi quân mà còn có thêm nguồn của cải, lương
thực dự trữ, đáp ứng nhu cầu giữ nước. Triều Lê Sơ cũng thực hiện chế độ
kiểm kê dân đinh với phương châm kê rõ ở sổ hộ ba năm một lần duyệt nên
không một người nào sót được. Khi có việc cứ chiếu sổ gọi ra thì hàng
quân, hàng dân đều phải ra, trăm họ đều là binh. Do nhu cầu về quốc
phòng, quy chế về tuyển chọn quân ngày càng được thể chế hóa và hoàn
thiện. Lê Thánh Tông ý thức rất rõ rằng, muốn xây dựng được quân đội
mạnh phải bắt đầu từ việc tạo dựng nguồn dự trữ nhân lực dồi dào trong
nhân dân, qua đó tuyển lựa những đinh tráng khỏe mạnh nhất. Bởi thế, suốt
38 năm trị vì, ông đã 10 lần tổ chức tuyển chọn đinh tráng để bổ sung cho
quân đội, thay những người già yếu. Nhận xét về chế độ tuyển binh thời đó,
nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: "Phép tuyển binh đời Hồng Đức rất rõ
ràng chu đáo. Bấy giờ đinh không ai sót tên trong sổ mà số bình thường có
nhiều là vì kén chọn được đúng số. Ba năm một lần xét lại tưởng như phiền
phức, nhưng quy chế đã định, dân cũng yên lòng"
21
. Do có quan điểm vũ
trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân và giải pháp sáng
tạo trong việc "kén quân", nên quân đội trong thời kỳ này rất hùng mạnh,
lập được nhiều chiến công trong công cuộc bảo vệ biên cương và giữ vững
nền độc lập, chủ quyền quốc gia.
Khởi nghĩa Tây Sơn (thế kỷ XVIII) đánh dấu bước phát triển mới
về sự kết hợp giữa dân chúng vũ trang với xây dựng quân đội. Với tư tưởng