các hội cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở lực lượng
chính trị phát triển, lực lượng vũ trang (tiểu tổ du kích cứu quốc, đội
du kích tập trung) ra đời và ngày càng lớn mạnh. Trên cơ sở đó, cuối
năm 1944, Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất cùng Cứu quốc quân thành Việt
Nam giải phóng quân (5-1945). Đến đây, quan điểm vũ trang toàn dân,
xây dựng và phát triển quân đội cách mạng từ nhân dân của Đảng có
bước phát triển mới. Điểm mới đó là: Muốn xây dựng lực lượng vũ
trang phải xây dựng lực lượng chính trị trước. Trên cơ sở lực lượng
chính trị mà xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng song song với
xây dựng quân đội cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam giải
phóng quân nhanh chóng phát triển, được đổi tên thành Vệ quốc đoàn
(9-1945), rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (5-1946) và sau đó là Quân
đội nhân dân Việt Nam (5-1951). Trong giai đoạn này, đi đôi với việc
tăng cường xây dựng quân đội thường trực của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương), Đảng hết sức
chăm lo, củng cố và phát triển dân quân tự vệ, tức là lực lượng đông
đảo của quần chúng được vũ trang, không thoát ly sản xuất. Đối với
việc xây dựng và phát triển quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định quan điểm: "Phải làm cho quân đội ta thành một quân đội chân
chính của nhân dân"
26
. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước
tình hình và nhiệm vụ mới, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức lưu tâm
đến việc xây dựng lực lượng vũ trang và đã chủ trương xây dựng quân
đội nhân dân hùng mạnh, từng bước tiến lên chính quy, hiện đại; đồng
thời, tiếp tục phát triển lực lượng dân quân tự vệ, du kích rộng khắp.
Chính nhờ quán triệt sâu sắc quan điểm đó nên ta đã xây dựng được
lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất
lượng, bao gồm lực lượng dân quân tự vệ, du kích mạnh mẽ, rộng