khắp và quân đội nhân dân hùng mạnh, có nhiều binh chủng, quân
chủng.
Về việc động viên toàn dân tham gia lực lượng vũ trang, trước
Cách mạng Tháng Tám và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Đảng chủ trương dựa vào sự giác ngộ của quần chúng nhân
dân, thực hiện chế độ tòng quân tình nguyện để xây dựng quân đội, trở
thành "nguồn gốc" của cuộc đấu tranh, hoàn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau ngày Hiệp định Giơnevơ
được ký kết, đất nước tạm chia làm hai miền với hai chế độ chính trị -
xã hội đối lập. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, để kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc
phòng và nâng cao việc vũ trang toàn dân, quân sự hóa toàn dân lên
một bước mới, Đảng chủ trương thay chế độ tình nguyện lên chế độ
nghĩa vụ quân sự. Từ chủ trương đó, tháng 4-1960, Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật nghĩa với quân sự quy
định nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mọi công dân. Đồng thời, Nhà nước
thực hiện đăng ký quân nhân chuyển ngành, phục viên, sắp xếp những
người có đủ điều kiện vào ngạch sĩ quan và quân nhân dự bị, tiếp tục
củng cố và phát triển lực lượng tự vệ, dân quân du kích. Đó là một
bước phát triển mới của công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang từ
nhân dân, củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Như vậy, xuất phát nhận thức vai trò và sức mạnh của nhân
dân như Nguyễn Trãi đúc kết "nâng thuyền là dân, lật thuyền cũng là
dân", nhiều triều đại phong kiến trước đây cũng như Đảng, Nhà nước
Việt Nam ngày nay đều chủ trương dựa vào dân, vũ trang toàn dân,
xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân nhằm đương đầu thắng lợi
trước các thế lực xâm lược to lớn để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc. Vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là
quân đội từ nhân dân đã trở thành nguyên lý tổ chức lực lượng chiến
đấu sắc bén của dân tộc Việt Nam.