LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 226

chức vũ trang phân tán đến tập trung thành một quân đội dưới quyền chỉ
huy thống nhất của Thập đạo tướng quân. Sau khi lên làm vua, Lê Hoàn
đứng đầu triều đình Đại Cồ Việt tiếp tục củng cố lực lượng vũ trang nhiều
thứ quân, nhưng không chủ trương phân tán lực lượng quân đội, mặc dù
phong vương cho các con và cử họ cầm quân đi đóng giữ ở các địa bàn
trọng yếu. Lực lượng vũ trang triều Tiền Lê, bên cạnh quân đội tập trung
vào tay nhà vua gồm thiên tử quân, thân quân, tứ sương quân ở triều đình
và một bộ phận quân do các hoàng tử chỉ huy đóng giữ ở địa phương theo
sự sắp đặt trực tiếp của nhà vua, còn có quân các phủ, lộ, châu thuộc hệ
thống quản lý của nhà nước và dân binh ở hương, giáp, xã.

Kế thừa và phát triển tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nhiều

thứ quân của các triều đại trước, vương triều Lý, Trần chủ trương xây dựng
lực lượng vũ trang rộng khắp, nhiều loại quân, phù hợp với hoàn cảnh một
nước nhỏ mà phải thường xuyên đương đầu với những thế lực xâm lược
lớn mạnh, sát biên giới phía Bắc. Lực lượng vũ trang triều Lý, Trần bao
gồm quân chủ lực của triều đình, quân của quý tộc (vương hầu, tôn thất),
quân của các lộ, phủ, châu (quân địa phương) và dân binh làng xã, động,
bản. Quân chủ lực của triều đình do nhà nước trực tiếp quản lý, chỉ huy,
gồm các thành phần cấm quân và sương quân. Cấm quân trong thời bình
đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ vua và triều đình; khi có chiến tranh
là quân cơ động đánh giặc. Đây là công cụ bạo lực chủ yếu, chỗ dựa quan
trọng nhất của chính quyền quân chủ, là trụ cột của an ninh, quốc phòng và
là chủ lực quân trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Sương quân là lính
hạng nhì sau cấm quân. Đây là bộ phận quân trực thuộc quản lý của triều
đình, bao gồm những tráng đinh tham gia nghĩa vụ binh dịch, nhập ngũ
theo yêu cầu của từng thời kỳ. Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông",
sương quân thay phiên nhau tại ngũ canh phòng, luyện tập hoặc trở về sản
xuất tự túc lương ăn. Lực lượng bán chuyên nghiệp này đóng vai trò quan
trọng trong chức năng bảo vệ, lao động lúc hòa bình cũng như chiến đấu,
phục vụ chiến đấu lúc có chiến tranh. Lực lượng thường trực có quân bộ và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.