LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 225

III- TỔ CHỨC CHẶT CHẼ, CƠ CẤU NHIỀU THỨ QUÂN

Để tiến hành thắng lợi khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải

phóng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã sớm có tư tưởng xây
dựng lực lượng vũ trang có tổ chức chặt chẽ, cơ cấu nhiều thứ quân.
Tư tưởng tổ chức quân đội nhiều thứ quân có hai phương diện cần chú
ý: Một là phân chia các hạng quân đội là một bộ phận trong quá trình
chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa quân đội; hai là, phân chia các
hạng quân đội, trong hoàn cảnh Việt Nam, còn để tận dụng nhân sự,
kiểm soát được quân sự địa phương, không hao phí nhân sự vào hoạt
động vũ trang, đặc biệt trong điều kiện đất nước cần nhân lực để gia
tăng sản xuất. Trên cơ sở đó, tư tưởng này từng bước được bổ sung,
phát triển qua nhiều triều đại và phát triển đến đỉnh cao trong thời đại
Hồ Chí Minh.

Từ thời An Dương Vương đã có quân đội và dân binh. Trong thời

gian dài đấu tranh chống ách đô hộ phương Bắc có nghĩa quân trong các
cuộc khởi nghĩa; có quân đội sau khi khởi nghĩa thắng lợi như khởi nghĩa
Lý Bí, Phùng Hưng. Đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê có quân đội và dân binh,
nhưng mỗi vương triều lại có nét riêng. Nếu như dưới triều Ngô, lực lượng
vũ trang của nhà nước mới tập trung ở Cổ Loa, chưa thành lập được hệ
thống trong cả nước, lực lượng vũ trang ở các địa phương vẫn nằm trong
tay các thủ lĩnh, thổ hào thì đến triều Đinh, Đinh Bộ Lĩnh đã khắc phục
được tình trạng phân tán lực lượng bằng cách đưa các vùng trong lãnh thổ
quốc gia vào một hệ thống đơn vị hành chính, chia cả nước làm 10 đạo và
đến năm 974 thì "tổ chức quân đội trong 10 đạo"

27

. Việc đặt quân trong 10

đạo, gắn tổ chức lực lượng vũ trang với tổ chức đơn vị hành chính là một
bước tiến trong tư tưởng cũng như thực tiễn quá trình phát triển từ những tổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.