Một quốc gia muốn giành thắng lợi trong chiến tranh giải
phóng dân tộc, giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ, nhất định phải xây dựng quân đội mạnh. Tiêu chí về một
quân đội mạnh thường là khả năng tác chiến cũng như khả năng đánh
bại các lực lượng chiến tranh mà quân đội ấy có thể thực hiện được.
Trong truyền thống quân sự Việt Nam, nhân tố "chiến công" cũng
được đề cao, nhưng nhân tố then chốt, quyết định quân đội mạnh vẫn
luôn là tinh thân dân và tinh thần dân tộc, lý tưởng quân sự của quân
đội ấy. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã giải quyết "việc binh" rất
sáng tạo với quan điểm "quân cốt tinh, không cốt nhiều". Điều đó có
nghĩa là giữa số lượng và chất lượng thì chất lượng là yếu tố hàng đầu,
có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh quân đội. Quan điểm này có
mầm mống hình thành từ thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến
độc lập. Tuy nhiên, tư tưởng về một quân đội chính quy tinh nhuệ
thường phát triển trong một nềnchính trị có nhà nước trung ương
mạnh với hệ thống chính trị được gia cố liên tục bằng các nỗ lực hành
chính hóa để đẩy mạnh sự phát triển xã hội. Do đó, những biểu hiện rõ
rệt và tác dụng tích cực của tư tưởng "quân cốt tinh, không cốt nhiều”
(quý hồ tinh, bất quý hồ đa) chủ yếu là trong sự nghiệp giữ nước ở giai
đoạn về sau, tiêu biểu là thời Trần, Lê Sơ, Tây Sơn. Trong các triều
đại này, từ thực tiễn xây dựng quân đội và kinh nghiệm tổ chức quân
sự đánh thắng các thế lực xâm lược to lớn, các nhà quân sự xuất sắc
của dân tộc đã đúc kết nhiều bài học đánh giặc giữ nước, trong đó có
bài học xây dựng quân đội thường trực của quốc gia với quan điểm cơ
bản "quân cốt tinh, không cốt nhiều". Đó chính là quan điểm của Quốc
công tiết chế Trần Quốc Tuấn trả lời một số triều thần khi họ xin chọn
thêm tráng đinh để tăng số lượng binh lính vì được tin nhà Nguyên lại
huy động 50 vạn quân chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
Ông nhấn mạnh: "Quân cốt ở tinh nhuệ, không cốt ở số đông. Dẫu đến
100 vạn quân như Bồ Kiên thì cũng làm được gì"
30
. Vua Trần chấp