nhận quan điểm đó, quyết định không tăng thêm số lượng quân so với
số quân trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai
(1285).
Đó cũng là quan điểm của Lê Lợi và Nguyễn Trãi ở đầu thế kỷ
XV khi cho rằng binh mạnh hay yếu không cứ ở nhiều, quân nhà Hồ
trăm vạn người, trăm vạn lòng, quân chỉ vài chục vạn nhưng ai ai cũng
một lòng thì tất thắng. Từ quan điểm đó, sau thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống quân Minh xâm lược, trong tổng số 35 vạn quân, vua Lê
Thái Tổ giảm 25 vạn quân cho về nhà làm ruộng, chỉ để lại 10 vạn
quân để "đề phòng việc nước"
31
.
Hoàng đế Quang Trung, nhà quân sự kiệt xuất thế kỷ XVIII
cũng nêu rõ quan điểm: "Quân cốt tinh nhuệ không cốt nhiều, binh
lính cốt hòa thuận không cốt đông"
32
. Như vậy quan điểm xây dựng
quân đội "cốt tinh nhuệ không cốt nhiều" được duy trì, bổ sung hoàn
chỉnh qua nhiều triều đại khi chế độ phong kiến còn tiến bộ.
Quan điểm "quân cốt tinh, không cốt nhiều" là quan điểm hoàn
toàn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế
Việt Nam. Tuy đã giành được độc lập, tự chủ từ năm 938 nhưng quốc
gia Đại Việt thường xuyên bị các thế lực phong kiến phương Bắc dòm
ngó và xâm lược. Từ thế kỷ X, chúng đã nối tiếp phát động nhiều cuộc
chiến tranh quy mô lớn như cuộc xâm lược của giặc Tống (981; 1076-
l077), của giặc Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287-1288), của giặc
Minh (1406-1427) và giặc Thanh (1788-1789). Trong điều kiện địch
lớn, nước Việt Nam nhỏ, các thủ lĩnh quân sự đều hiểu rằng không thể
đua với địch về số lượng được. Do đó, để làm nòng cốt cho toàn dân
đánh thắng giặc, quân đội phải xây dựng rất tinh nhuệ, có chất lượng
cao. Ngoài quân của triều đình, còn có quân địa phương và dân binh
cùng phối hợp chiến đấu, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho
quân chủ lực của triều đình có số lượng không nhiều, trong những
trường hợp cần thiết có thể tập trung lực lượng ưu thế hơn địch, đánh