“nghiệp xưa họ Hùng". Nhà Lý kháng chiến chống ngoại xâm cũng để
bảo vệ "sông núi nước Nam". Lê Lợi và Nguyễn Trãi dựng cờ cứu
nước, cứu dân, "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Quang Trung -
Nguyễn Huệ "đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”...
Nhân dân Việt Nam kháng chiến vì độc lập, tự do, vì hòa bình và
thống nhất đất nước. Mục tiêu, đường lối kháng chiến đúng đắn là
nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đoàn kết dân tộc.
Trong thời hiện đại, tư tưởng "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết"
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn lực của sức mạnh đoàn kết dân
tộc, là ngọn cờ tập hợp lực lượng với nhiều loại hình tổ chức vô cùng
phong phú và sinh động. Tư tưởng trên của Hồ Chí Minh và cuộc đời,
sự nghiệp vì dân, vì nước của Người luôn là linh hồn của khối đoàn
kết toàn dân trong sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước. Hồ
Chí Minh đề ra nhiều hình thức tập hợp và tổ chức quần chúng rất đa
dạng, phong phú trong Mặt trận dân tộc thống nhất, trong các đoàn
thể, các hội quần chúng, nhằm thu hút đông đảo người Việt Nam vào
sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời đã tập hợp
được những người tài đức trong cả nước cùng tham gia gánh vác việc
chung. Hồ Chí Minh đã mời các nhà chí sĩ cách mạng, nhiều vị quan
to trong triều đình Huế trước đó ra đảm đương việc nước; quy tụ về
với cách mạng và kháng chiến có biết bao nhân sĩ, trí thức yêu nước
có tên tuổi. Nhiều trí thức người Việt có tài năng ở nước ngoài đã về
nước cùng toàn dân tham gia kháng chiến, kiến quốc. Thực hiện tư
tưởng của Người, trong kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tạo ra và hình thành nhiều hình thức tổ chức để tập hợp quần chúng
phù hợp với các lứa tuổi, giới, ngành nghề, dân tộc, tôn giáo; đáp ứng
yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng và chiến tranh. Đó là những cơ
sở tốt nhất cho sự hình thành và phát triển của tư tưởng đại đoàn kết ở
Việt Nam.