LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 269

2.Tư tưởng về xây dựng khối đoàn kết toàn dân thời phong kiến

a) Tư tưởng về đoàn kết các dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam

thời phong kiến

Đoàn kết cộng đồng cư dân là nhu cầu tự thân của cuộc sống,

trong đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. Cư dân Đại
Việt có chung nguồn cội từ cư dân Việt - Mường và chiếm tuyệt đại đa
số. Họ cư trú ở châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam và các thung
lũng, nương đồi thuộc vùng rừng núi với trung tâm là Hòa Bình ngày
nay; phía nam lan tang thượng du Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía
bắc đến khu vực Phú Thọ. Vùng biên thùy phía bắc là địa bàn cư trú
chủ yếu của khối cư dân Tày - Nùng, có chung cội nguồn với người
Tây Âu (Tây Việt) ở Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc ngày nay.
Vùng Tây Bắc là địa bàn của người Thái cổ, được bổ sung những đoàn
người Thái tiếp sau di cư đến, trong khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ
XIV, thời Lý - Trần. Khối Tày - Nùng với trung tâm là Cao Bằng, bắc
Lạng Sơn ngày nay, đã từng cùng người Lạc Việt dựng nên nước Âu
Lạc, do Thục Phán - An Dương Vương làm vua, đóng đô ở Cổ Loa từ
thế kỷ III trước Công nguyên.

Từ buổi đầu dựng nước, do nhu cầu tồn tại và phát triển, các

bộ tộc thuộc nòi giống Lạc Việt sinh sống trên cùng một địa vực - bao
gồm châu thổ các dòng sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.