LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 27

"Xét như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Bờ cõi núi sông đã riêng,

Phong tục Nam - Bắc cũng khác.

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương,

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Mà hào kiệt không bao giờ thiếu"

12

.

Trong Thư dụ thành Xương Giang, Nguyễn Trãi cũng nêu rõ:

"Nước An Nam ta tuy ở ngoài Ngũ Lĩnh mà có tiếng là một nước thi
thư, những bậc mưu trí, tài thức đời nào cũng có"

13

. Ông nói: "Nước

Nam xưa bị phương Bắc xâm chiếm, là từ Tần, Hán trở đi, trời đã
phân cách Nam - Bắc có núi cao, sông lớn bờ cõi rành rành, dẫu
mạnh như Tần, giàu như Tùy nào có thể dùng thế, lực được đâu"

14

.

Tinh thần tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi cùng lúc lại cho ta thấy một
hiện thực lịch sử đáng lưu ý: mâu thuẫn giữa tinh thần dân tộc và nhu
cầu tổ chức một nhà nước có tính "chuyên nghiệp" với một bộ máy
quan lại hoàn chỉnh. Những thế kỷ trước đó, những nỗ lực từ phía
thượng tầng xã hội nhằm tạo lập sự cách biệt với phương Bắc tuy có
nhưng chưa trở thành những tuyên ngôn chính trị hay chính sách cụ
thể. Thực vậy, trước thế kỷ XV, đa phần nỗ lực từ thượng tầng xã hội
vẫn đang đặt vào các hoạt động kiến tạo nhà nước cũng như điều
chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với địa phương, vốn là vướng mắc
của một nền tảng xã hội phân tán và nền tảng chính trị tản quyền. Ý
thức chính trị về cương vực và dân tộc tuy đã tồn tại, nhưng nhất thiết
cần phải trải qua giai đoạn hiện thực hóa với sự sinh thành một chính
quyền dân tộc mạnh, có khả năng đại diện cho toàn thể dân tộc và có
quyền lực chính trị thống nhất đối với các thành phần của dân tộc -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.