đây là bước phát triển bắt buộc của mọi nền văn minh
15
. Nước Việt
Nam thời Lê Sơ, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa,
khoa học... đều phát triển rực rỡ. Chế độ của triều Lê là chế độ quân
chủ tập quyền theo mô hình Nho giáo, nhưng xây dựng trên tinh thần
và ý thức dân tộc sâu sắc. Ý thức tự tôn, tự lập, tự cường dân tộc càng
trở nên mạnh mẽ. Tư tưởng chính trị về tư cách một dân tộc được thể
hiện rõ ràng nhất qua tư tưởng về cương vực - lãnh thổ. Vua Lê Thánh
Tông luôn thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thường
xuyên nhắc nhở các quần thần, tướng lĩnh không được tự tiện vứt bỏ
một thước núi, một tấc sông của tổ tiên để lại
16
. Mọi đe dọa đến an
ninh và lãnh thổ, chủ quyền quốc gia đều bị trừng trị một cách kiên
quyết.
Từ thế kỷ XVI, giai cấp phong kiến Việt Nam suy yếu dần, nạn
cát cứ, nội chiến kéo dài. Các tập đoàn phong kiến xung đột vì quyền
lợi riêng, gây khổ đau cho nhân dân, thế nước vì thế suy yếu. Và như
một quy luật "trong không ấm, ngoài không yên", khi thế nước suy
yếu, lòng dân hoang mang, cũng chính là lúc hiểm họa ngoại xâm lại
rình rập. Tuy nhiên, trong các thế lực phong kiến suy tàn lúc ấy, cũng
có những người vẫn giữ được tinh thần tự tôn dân tộc. Khi nhà Mạc và
nhà Lê đánh nhau tranh giành quyền thống trị, có người trong thế lực
nhà Mạc định sang cầu cứu nhà Minh để đánh bại nhà Lê, thì chính
Mạc Ngọc Liễn - một tướng cao cấp của nhà Mạc trước khi chết đã
dặn lại: "Nhất thiết không được mời nhà Minh vào nước mình để đến
nỗi dân ta phải lầm than"
17
. Ông phân tích rằng: "Nếu nhà Lê đánh bại
được nhà Mạc, giữ được đất đai nước Việt Nam, đó là trời ủng hộ nhà
Lê, khi trời đã ủng hộ nhà Lê thì phải để cho nhà Lê làm chủ đất nước
Việt Nam, nhà Mạc không thể dựa vào việc quân Minh vào đánh như
Lê để hòng đưa nhà Mạc làm chủ đất nước được. Đưa quân Minh vào,
không những nhà Lê có thể bị nhà Minh đánh bại, ngay nhà Mạc cũng
bị nhà Minh thống trị mà thôi, kết quả dân tộc Việt Nam sẽ mất quyền
tự chủ"
18
.