Đánh cho nó phiền giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược
đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789) là một trong những chiến công vĩ đại và
hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thắng
lợi đó thể hiện tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng của nhân dân
Việt Nam; ý thức dân tộc, tư tưởng độc lập tự chủ đạt đến một đỉnh
cao mới.
Chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng độc lập tự chủ, bảo vệ chủ
quyền quốc gia... là kết quả của cả một quá trình vừa dựng nước, vừa
giữ nước: kết quả của bao nhiêu mồ hôi, xương máu mà lớp lớp các
thế hệ người Việt Nam đã đổ xuống trên những dặm dài lịch sử nhiều
nhọc nhằn và gian khó, nhiều thử thách cam go... Có lẽ cũng vì thế,
khát vọng hòa bình luôn thẳm sâu trong tâm thức của người Việt Nam
bên cạnh những tư tưởng anh hùng của dân tộc Việt Nam.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ Ý THỨC ĐỘC LẬP DÂN TỘC TỪ
GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX (1858-1945)
Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn thành lập, đổi tên nước là Việt
Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huê). Trong nửa đầu thế kỷ XIX. các đời
vua Gia Long, Minh Mạng đã ban hành và thực thi những chủ trương
nhằm cải cách hành chính, củng cố nền thống nhất, mở mang văn hóa,
giáo dục, thực hiện chính sách đồn điền, khai phá những vùng đất mới,
xây dựng quân đội, thiết lập hệ thống phòng thủ ở các cửa biển, hải