vương triều với quyền lợi tối cao của dân tộc, đã tìm cách kìm hãm
phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam; mặt khác, triều
Nguyễn còn tin vào những biện pháp đối phó tiêu cực của mình. Đó là
nguyên nhân khiến thực dân Pháp xúc tiến nhanh kế hoạch thôn tính
Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam phải
đương đầu với họa xâm lược đến từ một nước công nghiệp phương
Tây. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn
liền với yêu cầu cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm tiến,
trì trệ của phương Đông. Một số trí thức Việt Nam yêu nước tiến bộ,
có ý thức tự tôn dân tộc cao đã nhận thức được điều đó và đệ trình
những bản điều trần canh tân đất nước, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ
(1830 - 1871), Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Nguyễn Lộ Trạch (1852 -
1895), Bùi Viện (1841 - 1878), Phạm Phú Thứ (1820 - 1884)...
20
.
Nhưng triều Nguyễn bảo thủ đã khước từ mọi đề nghị canh tân, thực
hiện chính sách đóng cửa, không tiếp xúc với tư bản phương Tây,
trong khi đó lại thần phục triều đình phong kiến Mãn Thanh (Trung
Quốc), đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc, dẫn đến tình trạng
mất nước kéo dài. Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến trong suốt 80 năm.
Giặc Pháp có thể khuất phục được triều đình nhà Nguyễn bạc
nhược, song chúng không thể đè bẹp nổi ý chí phản kháng của nhân
dân Việt Nam. Trong hàng ngũ tướng lĩnh, quan lại triều đình cũng
không ít tấm gương chiến đấu như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu...
đã nêu gương quyết tâm chỉ huy quân đội chiến đấu chống thực dân
Pháp đến cùng và anh dũng hy sinh để bảo vệ thành Hà Nội. Khắp nơi,
từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược, quân Pháp vấp phải một
phong trào kháng chiến sôi nổi, bền bỉ với tinh thần: "Bao giờ nước
Nam hết cỏ thì mới hết người Nam đánh Tây"
21
. Ngay từ khi quân
Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhiều đội nghĩa binh đã chủ động kéo tới
phối hợp chiến đấu cùng với quân triều đình, tiêu biểu là các đội quân
do Phạm Gia Vĩnh, Nguyễn Huy Hiệu... chỉ huy chống giặc rất dũng