độc lập, chủ quyền dân tộc tô thắm truyền thống đánh giặc giữ nước
của nhân dân Việt Nam.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, kinh tế, xã hội và văn
hóa Việt Nam trải qua nhiều biến đổi sâu sắc. Do tác động của những
thay đổi trong nước và những ảnh hưởng từ bên ngoài, phong trào yêu
nước cũng chuyển biến theo những xu hướng, tư tưởng mới. Cần nhấn
mạnh rằng, những xu hướng mới và các giai tầng mới xuất hiện trong
xã hội báo hiệu những nền tảng mới cũng như sự phát triển của ý thức
dân tộc và ý thức chính trị.
Đầu thế kỷ XX, phong trào chống Pháp phát triển lên một
bước mang màu sắc dân chủ tư sản với những hoạt động sôi nổi của
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào
chống thuế ở Trung Kỳ, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, v.v..
Phong trào Đông Du (1904 - 1909) do Phan Bội Châu chủ
xướng là sự khởi đầu cuộc chuyển hướng quan trọng trong phong trào
đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Phan Bội Châu
chủ trương dùng phương thức bạo động vũ trang để giành lại độc lập,
chủ quyền dân tộc. Tuy nhiên, cùng với bạo động vũ trang, ông cũng
rất coi trọng việc vận động duy tân đất nước, cải cách chính trị, kinh
tế, văn hóa để tự cường dân tộc. Chính vì vậy, ông và các đồng chí của
mình nỗ lực vận động đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập để mong
về nước đánh đuổi thực dân Pháp. Duy Tân hội
23
được thành lập năm
1904 với mục đích "cốm sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một
chính phủ độc lập". Ngoài ra, ông cũng đồng thời sử dụng văn thơ
cách mạng "thức tỉnh quốc dân", góp phần nâng cao lòng yêu nước, ý
thức dân tộc, chí căm thù giặc, truyền thống đấu tranh bất khuất của
dân tộc, lòng tin vào khả năng chiến đấu và chiến thắng của dân tộc
mình. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
24
diễn ra sôi nổi ở Hà Nội do
nhóm sĩ phu tiến bộ Lương Văn Can và Nguyễn Quyền lãnh đạo.
Những hoạt động của tổ chức cách mạng này đã thúc đẩy tinh thần